Những người bị viêm VA và amidan cần tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt
Trẻ bị viêm VA chữa như thế nào?
Chăm sóc trẻ bị viêm VA không đúng cách để không còi cọc, gù lưng
Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ
Nên hay không nên nạo VA cho trẻ?
Một số thực phẩm giúp khắc phục tình trạng viêm VA
- Sinh tố rau theo mùa: Xay các loại rau củ như củ cải đường, dưa chuột và cà rốt, sau đó thêm một chút nước chanh để tạo thành món sinh tố cho người bị viêm VA. Sinh tố rau củ sẽ giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho bạn.
- Mật ong: Mật ong có các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Bạn có thể thử kết hợp gừng tươi, mật ong với 2 thìa cà phê nước ấm để ngậm sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng, đau VA.
Mật ong và gừng giúp giảm tình trạng sưng, đau khi bị viêm VA
- Hạt tiêu và bột nghệ: Thêm một chút hạt tiêu đen và bột nghệ vào cốc sữa nóng để uống sẽ giúp làm giảm sưng, viêm VA, cũng như ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn đường thở.
- Thảo mộc: Các loại thảo mộc như cây xô thơm, cây cúc dại,… có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bạn cũng có thể cho thêm bột thảo mộc vào nước ấm để uống hoặc hãm uống như trà.
Các loại thảo mộc như cây xô thơm, cây cúc dại giúp làm giảm viêm VA
Trong trường hợp tình trạng viêm VA nghiêm trọng, phì đại VA gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn thưc hiện phẫu thuật nạo VA.
Chế độ dinh dưỡng cho người vừa nạo VA
Sau khi thực hiện phẫu thuật nạo VA, vết thương có thể ảnh hưởng tới khả năng ăn uống bình thường. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn tăng khả năng phục hồi vết thương:
- Ăn các món ăn mềm hoặc lỏng: Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên uống thêm nước dừa, nước táo, nước hầm xương,… để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Cố gắng uống nước thường xuyên nhưng không nên uống nước quá nóng. Nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh các thương tổn cho vết thương sau phẫu thuật.
- Bổ sung carbohydrate, chất béo và protein: Nên bổ sung các món ăn mềm như khoai tây nghiền, trứng, súp kem, sữa chua và các loại ngũ cốc nấu chín để tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
- Cẩn thận với nước ép cam, quýt hoặc sữa: Các loại nước ép, sữa có thể khiến một số người bị dị ứng, gây đau họng, khó nuốt.
- Hạn chế đồ ăn vặt, các món cay: Các thực phẩm này có thể gây kích ứng họng, đau họng, viêm mũi, ho ở một số người.
- Tránh các món ăn giòn và cứng: Các món khoai tây chiên, bánh mì, các loại hạt,… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm, dị ứng, gây kích ứng họng, ho.
Bình luận của bạn