Trẻ bị đau tai vào ban đêm: Do bệnh gì, chữa thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau tai, viêm tai

Điều trị viêm tai giữa có nhất định phải dùng thuốc kháng sinh?

Phân biệt: Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm khuẩn

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ bị viêm tai đi máy bay có an toàn không?

Nguyên nhân gây đau tai

Một số nguyên nhân có thể gây đau tai ở trẻ vào ban đêm có thể là: 

- Viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus gây ra;
- Nhiễm trùng niêm mạc ống tai;
- Cảm lạnh;
- Đau từ một bộ phận cơ thể khác như đau họng, đau răng hoặc viêm amidan;
- Chấn thương ống tai do móng tay hoặc tăm bông chọc vào;
- Áp xe ống tai thường do một bệnh nhiễm trùng phát triển trong ống tai;
- Ráy tai cứng gây bít tắc;
- Đau tai khi đi máy bay, do áp suất không khí tăng đột ngột khiến màng nhĩ căng ra.

Trẻ bị đau tai vào ban đêm, làm thế nào để giúp trẻ ngủ yên? 

Trong trường hợp trẻ bị đau tai vào ban đêm, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Ngoài ra, sử dụng miếng gạc ấm cũng sẽ giúp trẻ. Bạn có thể dùng khăn sạch, ấm, rồi áp nó vào tai của trẻ, để giảm đau đớn khó chịu. 

Trẻ bị đau tai khó chịu có thể uống thuốc giảm đau

Nâng cao đầu và giữ cho tai bị đau hướng lên trên sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn. Nên cho trẻ uống nước hoặc đưa kẹo cao su cho trẻ ăn, vì việc nhai nuốt có thể mở ống nhĩ bằng cách hút chất lỏng dư thừa nếu có trong tai giữa. 

Nhỏ dầu cây trà như một loại thuốc nhỏ tai cũng làm giảm đau tai. Dầu cây trà có chất kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng... có lợi trong việc giảm viêm tai. Bạn nên pha trộn một vài giọt dầu olive với dầu cây trà trước khi nhỏ vào tai. 

Đôi khi đau tai cũng có nguyên nhân là do áp lực trong ống tai. Các bài tập xoay cổ có thể làm giảm đáng kể áp lực và giảm đau tai.

Khi nào cần đi khám, gọi cho bác sỹ? 

Không phải là mọi trường hợp đau tai đều cần phải đi khám ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn nên gọi cho bác sỹ trong các trường hợp sau: 

- Nếu trẻ vô tình cho đồ chơi hoặc đồ vật vào đó vào trong tai;

- Nếu trẻ dường như bị cứng cổ (không thể ngẩng cao đầu hoặc cúi đầu xuống) và đau tai dữ dội;

- Nếu bạn nhận thấy sưng, đỏ sau tai hoặc trên da;

- Nếu trẻ bị sốt cao liên tục;

- Nếu bạn thấy máu hoặc mủ chảy ra từ tai của trẻ;

- Trẻ có vẻ như rất ốm yếu. 

Trẻ kêu đau tai có thể khiến cả nhà mất ngủ. Điều quan trọng cần lưu ý là đau tai không nhất thiết là do nhiễm trùng. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, trừ khi được bác sỹ khuyên dùng. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ