Trẻ rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của dị ứng sữa

Các mẹ cần biết: Cách chăm trẻ bị không dung nạp lactose

3 điều bạn nên biết về bệnh Celiac

Kiểm tra ngay bạn có bị dị ứng sữa không

Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm khác nhau thế nào?

Theo BS. Sara Connolly (Mỹ) - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Jackson Memorial (Mỹ), thông thường, một người không dung nạp lactose sẽ có các triệu chứng này trong suốt cuộc đời của họ (thường từ 5 tuổi trở lên), và nó khá phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, sự không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh là không bình thường và thực tế chỉ có khoảng 2 - 3% trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của bệnh này.

Thống kê cho thấy, chứng không dung nạp lactose có khuynh hướng phổ biến hơn ở những người châu Á hoặc châu Phi và ít phổ biến ở những người da trắng. Các triệu chứng của không dung nạp lactose thường dễ bị nhầm lẫn với dị ứng sữa, mặc dù cả 2 vấn đề này đều gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy... tuy nhiên dị ứng sữa là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các protein trong sữa là tác nhân gây hại và tấn công nó. Ngoài ra, dị ứng sữa cũng có thể có một vài triệu chứng nặng hơn như: Phát ban, nổi mề đay, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa...

Để phát hiện xem bé có bị chứng không dung nạp lactose hay không, bác sỹ sẽ phải phân tích mẫu phân của bé để kiểm tra. Theo đó, lactose khi không được tiêu hóa sẽ tạo ra acid lactic và sẽ dễ dàng được phát hiện. Tuy nhiên, do không dung nạp lactose rất hiếm khi gặp ở trẻ sơ sinh, do đó bác sỹ sẽ cần đặc biệt chú ý đến các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Để giúp bé cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa... mẹ có thể cho bé dùng thêm một số sản phẩm, thực phẩm chức năng bổ sung probiotics

Nếu trẻ được chẩn đoán là không dung nạp lactose, chế độ ăn uống của trẻ có thể cần được điều chỉnh, sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang dùng có thể được xem xét để thay thế bằng các loại sữa bột dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể đề xuất cho bạn một kế hoạch Dinh dưỡng riêng để đảm bảo rằng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Quang Tuấn H+ (Theo Bundoo)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ