Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giúp phát triển cả thể chất và tinh thần

4 hiểu nhầm về trẻ sơ sinh có thể bạn vẫn mắc phải

7 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cảnh báo cha mẹ nên đưa con đi khám ngay!

Có cách nào giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm?

Lợi – hại của việc cho bé mới sinh ngủ cùng

1. Giúp phát triển thể chất

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ. Hormone tăng trưởng được tiết ra rất nhiều khi trẻ ngủ say. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những trẻ sơ sinh ngủ nhiều thì tăng cân cũng như tăng chiều cao tốt hơn. 

2. Phát triển thần kinh tốt hơn

Giấc ngủ cũng rất quan trọng với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ được phát triển khi trẻ đang ngủ. Điều này được gọi là kích thích nội sinh. Kích thích nội sinh chỉ xảy ra trong một giai đoạn của giấc ngủ, được gọi là giấc ngủ REM. 

Các nghiên cứu trên động vật thậm chí còn phát hiện ra rằng, việc tác động vào giấc ngủ REM có thể dẫn đến những bất thường trong việc phát triển thần kinh của trẻ. Ví dụ, các nghiên cứu trên động vật cho thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến kém phát triển thị giác. Điều này là bởi nó làm suy yếu sự hình thành các kết nối giữa một phần của bộ não với các tế bào võng mạc. 

Trẻ sơ sinh ngủ ít dễ bị cáu kỉnh, quấy khóc (Ảnh minh họa)

Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh nhất trong 2 năm đầu đời của trẻ, giấc ngủ hỗ trợ cho sự tăng trưởng này. 

3. Hỗ trợ phát triển não bộ

Ngủ đủ giấc giúp phát triển trí não. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, mất ngủ ảnh hưởng xấu đến não. Trẻ sơ sinh bị khuyết tật về thể chất hoặc phát triển thần kinh đã được tìm thấy có các mẫu giấc ngủ khác so với các bé bình thường.

4. Giúp trẻ học tập tốt hơn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ và giúp trẻ học tốt hơn. Bạn có biết rằng trẻ học ngay cả khi chúng đang ngủ?

Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh trong khi ngủ được tiếp xúc với một chuỗi âm thanh được phát liên tục đôi khi xen kẽ với một âm thanh kỳ lạ. Sóng não của trẻ sơ sinh chỉ ra rằng chúng phản ứng ngạc nhiên trước âm thanh kỳ lạ. Tức là, chúng xử lý thông tin ngay cả khi chúng đang ngủ. 

5. Tác động đến tính cách của trẻ

Tất cả mọi người, cả trẻ sơ sinh và người lớn đều hơi cáu kỉnh khi không ngủ đủ giấc. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ ngủ ít có thể khó tính hơn. Thậm chí nghiên cứu còn cho thấy những đứa trẻ mới sinh ngủ ít hơn vào ban đêm dễ cáu kỉnh hơn, ngay cả khi trẻ đã được 3 tháng tuổi. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày? 

Thời gian ngủ của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi cũng như sự phát triển của chúng. 

Trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi: Cần ngủ 14 - 17 tiếng

Trẻ từ 4 - 11 tháng tuổi: Cần ngủ 12 - 16 tiếng

Trẻ 12 - 35 tháng tuổi: Cần ngủ 11 - 14 tiếng

Trẻ bắt đầu ngủ xuyên đêm khi được khoảng 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ ngủ xuyên đêm khi được 6 tháng tuổi. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám? 

Nếu trẻ ngủ quá nhiều so với thời gian khuyến cáo mà không tăng cân đều đặn, có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ không khỏe. Ví dụ như bị vàng da hoặc nhiễm trùng cũng gây buồn ngủ quá mức. Khi mọc răng, trẻ cũng thường bị gián đoạn giấc ngủ trong đêm và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Vì vậy, nếu trẻ buồn ngủ bất thường hoặc lờ đờ, có những dấu hiệu như cáu kỉnh hoặc sốt, hãy đưa trẻ đi khám. 

Trong ngày, nếu trẻ sơ sinh ngủ quá 2 - 3 tiếng, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé để cho bé bú, sau đó để bé ngủ lại. 

An An H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ