Trẻ tăng động làm “lu mờ” chứng tự kỷ

Trẻ tăng động khiến cha mẹ không nghĩ đến trẻ mắc chứng tự kỷ

Dự phòng chứng tự kỷ cho trẻ

Giáo dục trẻ tự kỷ trước khi nhận thức định hình

90% trẻ tự kỷ là do biến đổi gene

Trẻ tự kỷ có xu hướng ngày càng tăng lên

Trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) không phải là chứng tự kỷ nhưng nếu trẻ mắc tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ khiến cho các chẩn đoán tự kỷ của các bác sỹ bị chậm lại trung bình 3 năm. Ngay cả không mắc chứng tự kỷ, trẻ mắc ADHD cũng có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 30 lần khi trẻ lên 6 tuổi.

Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao gấp 30 lần

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện chính sự chồng chéo của các triệu chứng của hai rối loạn này lên nhau là nguyên nhân khiến các bác sỹ không phân biệt được rối loạn phổ tự kỷ. Theo tác giả nghiên cứu này, TS. Amir Miodovnik - Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ, trẻ sáu tuổi mới phát hiện những triệu chứng của chứng tự kỷ đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến quá trình phục hồi và cuộc sống sau này của trẻ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 1.496 trẻ em với 42,9% số trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. "Đó là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự kiến," TS.  Miodovnik cho biết. Cứ năm trẻ bị chẩn đoán mắc ADHD sẽ mắc chứng tự kỷ sau sáu tuổi. Đồng thời, những trẻ tự kỷ này bị phát hiện chậm hơn đến 3 năm so với những trẻ chỉ mắc chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ nhẹ và trung bình càng bị phát hiện muộn hơn những đứa trẻ nặng khi cùng mắc ADHD.

TS. Miodovnik cho rằng, trẻ em trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi đều cần được kiểm tra rối loạn phổ tự kỷ cho dù chúng có biểu hiện hay không vì điều này ảnh hưởng quá lớn đến tương lai của trẻ.

Trong trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý tác động đến các triệu chứng tự kỷ, trẻ có biểu hiện giảm chú ý, hiếu động, bốc đồng cần được quan tâm đặc biệt cho dù chúng có bị mắc chứng tự kỷ hay không. Cha mẹ trẻ cùng với các bác sỹ cần nâng cao nhận thức về nguy cơ mắc chứng tự kỷ của trẻ tăng động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Rối loạn tăng động giảm chú hay rối loạn phổ tự kỷ đều là do những bất thường trong quá trình hoàn thiện não bộ của trẻ. Trẻ cần được bảo vệ não bộ, tăng biên độ sóng não để phản ứng tốt hơn với môi trường xung quanh. Ngoài các biện pháp can thiệp, để tăng hiệu quả của quá trình điều trị, cha mẹ trẻ có thể tham khảo những loại thực phẩm chức năng đã được Bộ Y tế cấp phép, dành riêng cho trẻ tự kỷ và rối loạn tăng động để giúp trẻ phục hồi tốt hơn, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Tiêu Bắc H+ (Theo Dailymail)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ