Trẻ em càng ngủ nhiều thì càng ít có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cho đến khi trưởng thành
Trẻ thiếu ngủ dễ béo phì
Xem tivi 1 giờ, trẻ thiếu ngủ 7 phút
Trẻ dưới 6 tháng tuổi ngủ ít, tại sao?
Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng chất lượng "tinh binh"
Cắt giảm giờ ngủ và 9 hậu quả không ngờ
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập chỉ số cơ thể, mẫu máu và phát câu hỏi khảo sát về thói quen ngủ của 4.525 trẻ từ 9 đến 10 tuổi. Trung bình, các em ngủ khoảng 10,5 giờ/đêm ở trường, mặc dù thời gian ngủ là từ 8 đến 12 giờ.
Kết quả, những trẻ em ngủ ít hơn trong nghiên cứu thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được gọi là kháng insulin, khi cơ thể không phản ứng bình thường với hormone. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ em ngủ ít cũng có nhiều khả năng bị thừa cân, hoặc béo phì.
Theo các nhà nghiên cứu, độ dài của giấc ngủ cũng tỷ lệ nghịch với lượng insulin, khả năng kháng insulin và lượng đường huyết của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc ngủ lâu hơn là một cách rất đơn giản để giảm mức độ béo phì và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em dưới 12 tuổi nên ngủ từ 9 - 12 giờ mỗi đêm để giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường type 2 được gọi là bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành, vì nó hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Nhưng ngày nay, đó là một vấn đề sức khoẻ cần lưu ý ngay từ khi còn nhỏ, bởi hiện có hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới bị thừa cân, hoặc béo phì do trẻ ít tập thể dục và ăn quá nhiều thực phẩm có đường, chất béo.
Tác giả nghiên cứu, Chuyên gia cao cấp Christopher Owen thuộc Đại học London cho biết: "Những phát hiện này cho thấy, việc tăng thời gian ngủ cho trẻ từ khi còn nhỏ có thể làm giảm mức độ mỡ trong cơ thể và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong cuộc đời".
Theo một nghiên cứu khác của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi đêm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trẻ không ngủ đủ giấc có liên quan đến nguy cơ gây tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu đều đồng tình với lý giải, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến mức độ kích thích tố kiểm soát sự thèm ăn, hoặc có thể khiến trẻ bỏ bữa ăn, làm cho trẻ đói và tăng nhu cầu đồ ăn ngọt, ảnh hưởng xấu đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các tác giả nghiên cứu cũng tin rằng, việc kéo dài giấc ngủ khi còn nhỏ thậm chí có thể mang lại những lợi ích tiềm ẩn cho tới khi trưởng thành.
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí uy tín Pediatrics của Mỹ.
Bình luận của bạn