Những triệu chứng thông thường có thể biến thành nguy hiểm
Nhận diện triệu chứng bệnh về nhiệt trong mùa hè
5,8% dân số từng trải nghiệm các triệu chứng của bệnh tâm thần
5 triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung
5 triệu chứng không ngờ của bệnh đái tháo đường
Bạn sẽ có cảm giác đau, nóng rát ở thành sau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tình trạng phổ biến nhất là nhiễm virus cúm thống thường. Những nguyên nhân khác gồm nhiễm vi khuẩn và nấm, hút thuốc lá, họng hoạt động quá sức và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gây ra acid dạ dày tràn lên họng gây viêm do kích ứng).
Đau cổ họng là nghiêm trọng khi: Kéo dài quá 5 ngày và kèm theo sốt quá 3 ngày. Đây có thể là lúc nhiễm trùng đã lan đến xoang, tai giữa hoặc lồng ngực. Viêm họng liên cầu nặng (trong khu vực cổ họng và amidal) có thể dẫn đến bệnh thận và viêm cơ tim.
Theo TS. David Lau - bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng Trung tâm Raffes ENT, Singapore, các dấu hiệu cảnh báo gồm sưng nề ở cổ, có máu trong đờm và khó nuốt.
Đau rát cổ họng có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng nặng
Điều trị đau họng: Hầu hết các thuốc xịt, nước súc miệng và thuốc ngậm có chứa các thành phần kháng khuẩn và giảm đau để tiêu diệt mầm bệnh và làm tê vùng họng đau. Cần cẩn thận để không bị vượt quá liều khuyến nghị đối với thuốc ngậm và tránh dùng những thuốc này liên tục quá 1 tuần. "Một số chất trong viên ngậm trị ho có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, gây bồn chồn, chóng mặt và nhịp tim bất thường", TS. David Lau cho biết thêm.
Loét lạnh
Những nốt mụn đỏ và sưng ở môi và quanh miệng là hậu quả của nhiễm một chủng virus herpes đơn giản, có thể "ngủ Đông" trong cơ thể nhiều năm trước khi gây ra những đợt mụn nước.
Trong một số trường hợp, virus không bao giờ hoạt động. Điều đó không có nghĩa là bạn không có khả năng lây lan cho người khác, theo TS. Chris Foo - bác sỹ tư vấn da liễu tại Trung tâm Raffes.
Các vết loét lạnh nghiêm trọng khi: Các nốt mụn rộp bắt đầu có mủ. Những vết thương há miệng dễ lây hơn bình thường và virus có thể lan sang những phần khác của cơ thể. Những nốt mụn đỏ, ngứa và đau có thể xuất hiện trên các ngón tay, khi đó, bạn cần đi khám bác sỹ ngay.
Điều trị: Nhiều loại kem bôi da không theo toa có thể giúp đẩy nhanh quá trình liền mụn. Những chế phẩm chứa cồn và dịch chiết từ chanh rất thông dụng để điều trị mụn vì chúng rút ngắn thời gian liền và ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải vệ sinh thật tốt, mang khẩu trang và dùng băng dán vết mụn để ngăn virus lan sang những nơi khác trên cơ thể.
Những nốt sùi giống như hoa súp lơ do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, đây là virus rất dễ lây qua tiếp xúc da với da.
Sau khi thâm nhập cơ thể qua những vết trầy xước, virus có thể "ngủ Đông" hàng tháng trời trước khi gây ra những mụn thịt trên da, bao gồm bàn tay, gót chân, bộ phận sinh dục và thậm chí dưới ngón tay. Điều này khiến các bệnh nhân rất khó xác định mình bị nhiễm virus khi nào, ở đâu và như thế nào.
Mụn cóc là nghiêm trọng khi: Mụn cóc sinh dục - hay sùi mào gà - là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục, có thể dẫn tới những vấn đề khi có thai. Ngoài việc gây khó tiểu, sùi mào gà ở thành âm đạo cũng khiến âm đạo khó giãn nở trong thời gian mang thai, khiến việc sinh nở khó khăn hơn, theo Hội đồng Xúc tiến Y tế Singapore (HPD). Bạn nên đi khám bác sỹ sản khoa khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh này.
Loại bỏ mụn cóc: Phương pháp điều trị mụn cóc là khác nhau tùy theo vị trí nhiễm trùng. Ví dụ, mụn cóc ở bàn tay và bàn chân có thể tự điều trị bằng các biện pháp áp lạnh để diệt virus và bóc đi lớp lớp da nhiễm trùng, trong khi một số khác cần những biện pháp điều trị theo đơn của bác sỹ.
Bình luận của bạn