- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Nghẹt mũi, ho và đau họng có thể là những triệu chứng khó chịu khi bị cảm lạnh
Cách bảo vệ sức khỏe trong ngày mưa lạnh
Cách phòng cảm lạnh khi dính mưa, nhiễm lạnh
Muốn phòng ngừa cảm lạnh và cúm, nhớ làm sạch đồ gia dụng thường xuyên
Mẹo trị cảm lạnh mùa Đông đơn giản tại nhà
Cảm lạnh thông thường không chỉ tấn công trẻ nhỏ mà người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh 2-3 lần/năm. Nguyên nhân gây cảm lạnh là do virus xâm nhập vào đường hô hấp, gây nhiễm trùng ở người có hệ miễn dịch yếu.
Các triệu chứng cảm lạnh biểu hiện từ từ và thường tự hết trong vòng 1-2 tuần ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 14 ngày và diễn ra bất thường (đờm có máu, khó thở, sốt cao), người mắc cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
Khi phát hiện các dấu hiệu sau, bạn nên sớm có biện pháp nâng cao sức đề kháng, và giảm triệu chứng cảm lạnh:
Nghẹt mũi
Người bị cảm lạnh thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi
Nghẹt mũi, sổ mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống chọi với các virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Khi các virus cảm lạnh xâm nhập vào niêm mạc mũi, cơ thể đưa các tế bào phản ứng miễn dịch đến mũi, đồng thời tạo ra nhiều chất nhầy để loại bỏ virus ra ngoài.
Để giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, bạn có thể tự thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, khuynh diệp vào nước nóng để xông hơi, hỗ trợ làm thông mũi tại nhà.
Hắt hơi
Hắt xì liên tục nhiều lần là dấu hiệu đặc thù cho thấy bạn đã nhiễm cảm lạnh. Khi các tác nhân gây kích ứng đi vào đường mũi, phản xạ của cơ thể là hắt hơi để đào thải chất kích thích từ mũi và miệng ra ngoài. Hãy nhớ hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay để virus, mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh.
Khi thấy dấu hiệu cảm lạnh này, bạn nên tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C hoặc kẽm để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với virus hiệu quả hơn.
Đau họng
Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho khi bị cảm lạnh
Người bị cảm lạnh thường gặp triệu chứng đau họng, ngứa rát cổ họng, khó nuốt. Nguyên nhân là do tình trạng niêm mạc đường thở bị nhiễm trùng, cơ thể tiết ra histamine gây phản ứng viêm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng…
Để làm dịu cơn đau họng do cảm lạnh, bạn nên uống nước ấm hoặc các món ăn dễ tiêu như nước hầm xương, soup gà nấu cùng rau củ.
Mệt mỏi
Cảm giác uể oải, thiếu năng lượng rất phổ biến ở người mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng với tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng đi kèm đau nhức cơ bắp, bởi đó có thể là dấu hiệu cảm cúm hoặc COVID-19.
Để đánh bại cơn cảm lạnh, bạn cần cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đúng giờ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết. Bạn cũng nên ở nhà, hạn chế đến nơi đông người để không lây bệnh cho người khác.
Ho
Ho là triệu chứng thường gặp liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh. Bạn có thể bị ho khan trong vài ngày đầu tiên bị nhiễm trùng, sau đó tiến triển thành ho có đờm. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, bạn nên uống nhiều nước ấm để hỗ trợ long đờm, làm ẩm cổ họng và giảm ho khan do cảm lạnh.
Rất khó để phân biệt rõ ràng các triệu chứng cảm lạnh với bệnh cảm cúm hoặc COVID-19. Do đó, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính (đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ), hãy gọi điện tới cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được tư vấn kịp thời.
Bình luận của bạn