- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Vảy nến thể giọt gây ra những đốm có màu hồng tươi hoặc đỏ trên nền da trắng
Bệnh vảy nến giai đoạn đầu có biểu hiện ra sao?
Giảm cân giúp cải thiện bệnh vẩy nến?
4 mẹo giúp làm sạch vảy nến trên da
Thực phẩm nên kiêng khi vảy nến bùng phát
Vảy nến thể giọt có gì khác biệt?
Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp do các tế bào da tái tạo nhanh hơn mức bình thường nhiều lần, dẫn đến tích tụ những vảy trên bề mặt da. Trường hợp các tổn thương có dạng hình tròn nhỏ như các chấm đỏ hồng, rải rác khắp cơ thể, từ chân, tay tới da đầu được gọi là vảy nến thể giọt. Tuy nhiên, vảy nến thể giọt không xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay móng tay như các dạng khác.
Trong các dạng vảy nến, vảy nến thể giọt ít gặp hơn nhiều và thường được gọi là “vảy nến phản ứng”. Nguyên nhân là bởi bệnh khởi phát do phản ứng miễn dịch trước sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bệnh cũng hay xảy ra ở trẻ em và thanh niên, sau những đợt viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm amidan, nhiễm trùng ngoài da hoặc stress. Bước điều trị đầu tiên là bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng dẫn tới vảy nến thể giọt.
Làm thế nào để cải thiện vảy nến thể giọt?
Chỉ khoảng 8% người bệnh vảy nến gặp phải tình trạng vảy nến thể giọt. Đa phần các đợt vảy nến thể giọt bùng phát có thể tự cải thiện sau 2-3 tuần. Dù vậy, do bệnh lý này liên quan mật thiết với tình trạng rối loạn miễn dịch, bệnh có thể tái phát mỗi khi người bệnh bị nhiễm trùng cấp tính.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dạng bôi nhằm giảm các tổn thương do ngứa, sưng ngoài da. Vảy nến thể giọt thường được điều trị với kem bôi giảm viêm. Nếu tổn thương xuất hiện ở da đầu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ mà sử dụng dầu gội trị gàu phù hợp.
Một vài người vảy nến thể giọt sẽ tiến triển thành vảy nến thể mảng mạn tính, với tổn thương trên da dày và lan rộng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc uống, thuốc tiêm để xử lý hiện tượng viêm trong cơ thể.
Người có tiền sử mắc vảy nến thể giọt nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát:
- Nâng cao hệ miễn dịch, phòng nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tránh để da bị bỏng hoặc cháy nắng, phòng ngừa côn trùng đốt.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
- Giải tỏa stress, căng thẳng trong cuộc sống bằng các biện pháp lành mạnh như tập thể dục, yoga.
Thảo dược hỗ trợ kiểm soát triệu chứng vảy nến thể giọt
Để góp phần ngăn vảy nến thể giọt, bạn cần có biện pháp tác động vào hệ miễn dịch. Các chuyên gia gợi ý nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là cây sói rừng - thảo dược từ xưa nổi tiếng tác dụng giúp điều hòa miễn dịch, tiêu viêm.
Sản phẩm thảo dược từ cây sói rừng kết hợp với hoàng bá, nhũ hương, thổ phục linh… góp phần ổn định hệ miễn dịch bị rối loạn của người bệnh vảy nến thể giọt, hỗ trợ chống tự miễn, ngừa tái phát đợt cấp của bệnh.
Người bệnh vảy nến thể giọt nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và kết hợp dùng thêm sản phẩm từ sói rừng mỗi ngày giúp điều hòa miễn dịch, làm chậm tiến triển của bệnh.
Quỳnh Trang
TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...)
Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn