Tự làm yến chưng bồ dưỡng sức khỏe giữa mùa cúm A hoành hành

Yến sào hay tổ chim yến là một loại thực phẩm cao cấp, được xem là cao lương mỹ vị, giàu dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng cho người mỡ máu cao như thế nào?

Vaccine AstraZeneca đã ngăn ngừa 232.766 ca tử vong do COVID-19 ở Việt Nam

Liên tiếp nhiều nước ghi nhận các ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ

Trải nghiệm: Thư giãn tại spa bia có 1-0-2 tại Pháp

Trước đây, chỉ có giới thượng lưu mới dám ăn yến sào do rất đắt đỏ, tuy nhiên hiện nay, yến sào dần trở nên phổ biến hơn.

Yến sào được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, bởi có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, trong đó nổi bật nhất là protein, các hormone như testosterol và estradiol, carbohydrate và lipit. Yến sào có chứa rất nhiều acid amin cũng như vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt theo Đông y, yến sào có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, giảm ho, làm sạch dịch nhầy trong họng và ức chế phản ứng dị ứng gây viêm đường hô hấp, cải thiện chức năng hệ hô hấp. Do đó, những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi ăn yến sào sẽ rất tốt cho việc phục hồi.

Empty

Chọn tổ yến thô, chưa nhặt lông để đảm bảo về chất lượng

Nguyên liệu để làm ra 10 lọ yến chưng gồm có:

- Tổ yến thô: 2 tổ.

- Táo đỏ: 7-10 quả.

- Hạt sen tươi: 100gr.

- Hạt kỳ tử: 30gr.

- Gừng tươi: 10gr.

- Đường phèn: 20gr.

Cách chế biến như sau:

Empty

Tổ yến nên chọn loại thô, dày tổ, chưa nhặt lông thì sẽ yên tâm hơn về chất lượng do không bị trộn lẫn với cá phụ gia khác. Tổ yến khi còn khô đưa vào vòi nước, xả mạnh để loại bỏ bớt bụi bẩn, sau đó cho tổ yến vào bát to nước sạch ngâm khoảng 1-2 tiếng, tùy vào độ dày mỏng của yến mà điều chỉnh thời gian ngâm, miễn sao tổ yến mềm và tơi ra là được. Khi ngâm nở, để cho yến ráo nước, rồi cho vào đĩa sứ màu trắng để nhặt bỏ lông và tạp chất. Mỗi lần nhặt nên nhúng nhíp qua một bát nước sạch để làm sạch nhíp. Tiếp tục cho yến vào rây và cho vào thau nước sạch, dùng muỗng kết hợp bàn chải chà nhẹ để lông chim và các tạp chất khó nhặt rớt ra. Lặp lại các bước trước đó để đảm bảo tổ yến đã được làm sạch, rồi vớt yến ra cho ráo nước.

Empty

Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi ninh nhỏ lửa với khoảng 300ml nước, cho đến khi hạt sen chín mềm là được.

Táo đỏ, kỳ tử rửa sạch. Gừng tươi cạo bỏ vỏ lụa bên ngoài, thái lát mỏng.

Cho các nguyên liệu: yến sào đã làm sạch, táo đỏ, kỳ tử, gừng tươi, đường phèn vào bát chưng yến và đổ toàn bộ nước vừa ninh sen vào cùng cho ngập toàn bộ nguyên liệu. Bắc một nồi nước lên bếp, đặt một khăn sạch gấp gọn vào giữa nồi rồi đặt bát nguyên liệu ở giữa, đun nhỏ lửa để chưng cách thủy trong khoảng từ 20-25 phút. Khi mở nắp, thấy yến nở mềm, có màu trong suốt là được. Chú ý không nên chưng yến quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho sợi yến bị nhũn nát, ảnh hưởng đến chất lượng và vị ngon của yến chưng.

Empty

Khi yến đã được chưng xong, để cho yến hơi nguội thì chia vào các lọ thủy tinh để dùng dần. Yến chưng có thể thưởng thức ngay khi còn ấm, hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Với cách làm này, yến chưng có thể để được trong 5-7 ngày.

Yến khi ăn sẽ có cảm giác thanh mát, vị ngọt dịu, xen lẫn với hạt sen, táo đỏ, kỳ tử làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và đặc biệt bổ dưỡng. 

 
Trần Phương Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng