Người bệnh đái tháo đường, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng
Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có làm tăng nguy cơ polyp đại tràng?
Tìm hiểu về các giai đoạn của ung thư đại tràng
Các loại hạt phòng chống ung thư đại tràng cực tốt
Quy trình tầm soát ung thư đại tràng giá rẻ
Ung thư đại tràng còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư ruột già. Đại tràng là phần cuối cùng của đường tiêu hóa. Ung thư đại tràng ban đầu là sự hình thành những khối tế bào nhỏ lành tính được gọi là polyp trong đại tràng. Theo thời gian, một số polyp này có thể phát triển thành ung thư.
Polyp có thể có ít triệu chứng, bởi vậy bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và loại bỏ trước khi chúng biến thành ung thư.
Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón... là những dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Các triệu chứng ung thư đại tràng
- Thay đổi nhu động ruột, bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc thay đổi hình dạng của phân
- Chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân
- Khó chịu ở bụng, đau bụng, đầy hơi
- Người yếu, mệt mỏi
- Sút cân không có lý do.
Nhiều người bị ung thư đại tràng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong các giai đoạn tiếp theo, các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối ung thư.
Khi nào cần đi khám?
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kéo dài mãi khiến bạn lo lắng, hãy đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tham vấn ý kiến bác sỹ để biết khi nào cần làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư. Thông thường, các bác sỹ thường những người trên 50 tuổi nên làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, nếu có nhiều yếu tố nguy cơ, rất có thể bạn cần khám sàng lọc ung thư sớm hơn.
Nguyên nhân gây ung thư đại tràng
Các bác sỹ chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư đại tràng. Nhìn chung, ung thư đại tràng khởi phát khi các tế bào khỏe mạnh bắt đầu xuất hiện những đột biến trong ADN. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Khi các ADN của một tế bào bị tổn thương và trở thành ung thư, các tế bào vẫn tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần thiết. Sự tích tụ tế bào này tạo thành một khối u.
Theo thời gian, các tế bào ung thư có thể phát triển, xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh xung quanh. Các tế bào ung thư còn có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây di căn.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Tuổi cao: Mặc dù ung thư đại tràng có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi tuy nhiên, ung thư đại tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
Bệnh viêm mạn tính: Các bệnh viêm mạn tính như viêm loét dạ dày mạn tính, bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Tiền sử bệnh: Nếu bạn đã từng bị ung thư ruột kết hay có polyp lành tính bạn cũng có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng.
Các yếu tố về gene: Một số yếu tố về gene có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng như hội chứng đa polyp gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.
Tiền sử gia đình: Bạn có nhiều nguy cơ mắc ung thư đại tràng nếu trong gia đình có người bị bệnh này.
Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều calo và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Lười vận động: Những người lười vận động có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng và ngược lại, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ này.
Đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường, kháng insulin có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng.
Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và tử vong vì ung thư đại tràng cao hơn những người có cân nặng bình thường.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Uống nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Xạ trị ung thư: Các liệu pháp xạ trị hướng trực tiếp vào bụng để điều trị ung thư trước đây cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Bình luận của bạn