Tuổi tác, giới tính, di truyền là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
8 dấu hiệu không ngờ cảnh báo ung thư vú tái phát
Phụ nữ làm ca đêm, tiếp xúc nhiều ánh đèn đêm dễ mắc ung thư vú?
Phụ nữ có cholesterol càng cao, tỷ lệ ung thư vú càng thấp?
Thuốc khử mùi có làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Giới tính
Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khoảng 100 lần so với nam giới. Điều này không có nghĩa là các quý ông có thể thờ ơ với căn bệnh này. Trong năm 2013, chỉ riêng ở Mỹ đã có 2.240 người đàn ông bị ung thư vú.
Tuổi tác
Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao theo độ tuổi. 80% các ca ung thư mới được phát hiện ở những người trên 55 tuổi; Hơn 50% ca ung thư vú mới được chẩn đoán ở những phụ nữ trên 60 tuổi. Với phụ nữ trên 75 tuổi, tỷ lệ này là hơn 1/3.
Chủng tộc, sắc tộc
Phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn các nước khác trên thế giới
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ da trắng và phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều nguy cơ mắc và tử vong do ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ mắc và tử vong do căn bệnh quái ác này lại thấp hơn ở phụ nữ châu Á.
Estrogen là thủ phạm làm cho ung thư vú tái phát?
Hormone sinh dục nữ được bài tiết ra gồm hai loại, estrogen và progesterone. Hormone estrogen thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ và giữ gìn những thuộc tính của phụ nữ. Còn progesterone lại làm lợi cho quá trình biến hóa sinh lý, giúp phụ nữ đảm nhận chức năng mang thai, duy trì nòi giống. Có thể hiểu nôm na, hormone như là một loại hóa chất, một phần của hệ thống thông tin liên lạc trong cơ thể, kiểm soát các quá trình hoạt động của con người. Trong hai hormone này, estrogen được xem là quan trọng hơn cả, được sản xuất bởi buồng trứng (cũng như tuyến thượng thận và các mô mỡ, nhưng mức độ thấp hơn). Sau đó nó đi khắp cơ thể, kiểm soát một số lĩnh vực, từ chu kỳ kinh nguyệt cho đến kiểm soát trọng lượng cho đến điều tiết, kiểm soát mật độ xương…
Những phụ nữ chẩn đoán bị ung thư vú thường được bác sĩ cho biết, bệnh ung thư mà họ đang mắc phải là loại ung thư hưởng ứng hormone, hoặc dương tính estrogen/progesterone (ER / PR +). Khoảng 85% số ca mắc bệnh ung thư vú là là nhóm hưởng ứng hormone, có nghĩa là các tế bào ung thư phụ thuộc vào estrogen, hoặc có thể là progesterone để tồn tại và phát triển. Khi nói về nguy cơ tái phát, bác sĩ cho biết cả estrogen lẫn progesterone đều có ảnh hưởng làm cho khối u tái phát nhưng estrogen có hiệu ứng lớn hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho rằng, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường, dù sử dụng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng.
Di truyền
Có 5 - 10% các ca ung thư vú là do di truyền
Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, đột biến gene BRCA1 và BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Dù chỉ có khoảng 5 - 10% các ca bệnh là do di truyền, những người có mẹ hoặc chị bị ung thư vú vẫn nên tầm soát, chủ động phòng ngừa bệnh.
Tiếp xúc với các chất gây ung thư
Tiếp xúc với các hóa chất gây gây rối loạn nội tiết và các chất gây ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Theo đó, những phụ nữ làm việc trong môi trường sản xuất đồ nhựa, hộp đựng thực phẩm… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 lần bình thường.
Chế độ ăn uống
Các chuyên gia cảnh báo rằng: Chế độ ăn uống có hàm lượng chất béo cao có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và bệnh ung thư vú.
Uống rượu bia
Phụ nữ uống nhiều rượu bia (từ 2 - 5 cốc/ngày) có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 1,5 lần so với những người không có thói quen uống rượu.
Béo phì
Các tế bào mỡ trong cơ thể có khả năng sản sinh hormone estrogen. Theo đó, những người tăng hơn 25kg sau 18 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn 45% so với những người giữ được cân nặng ổn định. Tương tự, tăng hơn 10kg sau khi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lên 18%.
Ít vận động
Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để ngăn ngừa ung thư vú. Nguyên nhân là do tập thể thao giúp kiểm soát đường huyết, kiểm soát nồng độ hormone insulin - 1 hormone có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các tế bào tuyến vú.
Bình luận của bạn