Uống nhiều rượu bia có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó dẫn đến các hậu quả khôn lường.
Podcast: Tại sao người bệnh gout không nên uống nhiều bia, rượu?
Rượu làm rối loạn giấc ngủ
Video: Rượu bia quá nhiều ảnh hưởng tới tinh thần của bạn thế nào?
Mối liên hệ giữa rượu bia và ung thư
Bia rượu có thể gây hại cho hệ vi sinh đường ruột bằng cách phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, gây kích ứng và viêm, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột như loét và viêm dạ dày. Sự mất cân bằng này không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe não và gan – 2 cơ quan có mối liên hệ mật thiết. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ bia rượu là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể.
Vậy cơ chế ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột của bia rượu như thế nào?
Thứ nhất, do được hấp thụ trực tiếp từ dạ dày và ruột non vào máu mà không cần phân hủy, bia rượu làm thay đổi quá trình sản xuất acid dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón.
Thứ hai, quá trình tiêu hóa nhanh hơn do bia rượu gây ra làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng như B1, B6, B12, folate, calci và vitamin D, từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.
Thứ ba, đối với những người vốn đã có vấn đề về đường ruột như đầy hơi, đau dạ dày, chuột rút và hội chứng ruột kích thích (IBS), bia rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
Trong bia rượu có chứa thành phần chính là ethanol. Chất này hoạt động như một chất khử trùng mạnh, có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột nếu sử dụng quá nhiều. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hay còn gọi là loạn khuẩn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ, gây viêm và bệnh tật.
Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, bia rượu còn làm suy yếu lớp niêm mạc bảo vệ ruột, gây ra tình trạng "ruột rò rỉ". Khi lớp niêm mạc này bị tổn thương, các chất độc hại từ thức ăn chưa tiêu hóa và vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, gan - cơ quan nhận 75% máu trực tiếp từ ruột sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Sự tổn thương này tạo ra một trục ruột - gan - miễn dịch, giải thích cách bia rượu gây hại đến sức khỏe tổng thể.
Mặc dù bia rượu có thể gây hại cho đường ruột, nhưng các chuyên gia cho rằng uống bia rượu ở mức độ vừa phải, không quá 14 đơn vị mỗi tuần (1 đơn vị chứa khoảng 10g cồn) đối với cả nam và nữ, có thể không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng nên uống ít hơn mức này.

Ảnh minh hoạ tác hại của bia rượu được tạo bởi AI
Việc thỉnh thoảng uống một lượng nhỏ bia rượu có thể không gây ra tác hại lâu dài, đặc biệt nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống năng động và kiểm soát tốt mức độ căng thẳng. Dù vậy, nên ưu tiên các loại đồ uống không cồn hoặc ít cồn. Uống quá nhiều bia rượu có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho đường ruột.
Ngoài ra, khả năng dung nạp bia rượu của cơ thể cũng giảm dần theo tuổi tác, có thể do sự suy giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột và những thay đổi sinh lý khác. Khi tuổi cao, hoạt động của enzyme và chức năng gan suy giảm, dẫn đến quá trình chuyển hóa đồ uống có cồn chậm hơn, khiến tác dụng của bia rượu kéo dài và mạnh hơn.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột do bia rượu gây ra còn có thể ảnh hưởng đến não bộ và tâm trạng, làm tăng cảm giác thèm bia rượu, tạo thành một vòng luẩn quẩn nguy hiểm.
Để giảm tác động tiêu cực của bia rượu lên đường ruột, ngoài việc hạn chế lượng tiêu thụ, cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Tăng cường chất xơ và protein: Trước khi uống bia rượu, hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ và protein như sữa chua với các loại hạt hoặc bánh mì nướng nguyên cám. Điều này giúp tạo lớp bảo vệ dạ dày và làm chậm quá trình hấp thụ bia rượu.
- Uống nước xen kẽ và nghỉ uống bia rượu: Uống xen kẽ nước lọc với đồ uống có cồn giúp giảm lượng bia rượu tiêu thụ và tránh mất nước. Bạn cũng nên dành vài ngày không uống bia rượu để hệ vi sinh đường ruột có thời gian phục hồi.
- Bổ sung prebiotic và probiotic: Ăn các thực phẩm giàu prebiotic (tỏi, chuối, hành tây, măng tây) để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và giảm tác động viêm do bia rượu. Các thực phẩm probiotic (kefir, sữa chua tự nhiên, dưa cải) giúp khôi phục cân bằng vi khuẩn đường ruột, nên ăn trước khi uống bia rượu.
- Cân nhắc thực phẩm bổ sung: Nếu lo lắng về sức khỏe đường ruột, có thể dùng thực phẩm bổ sung men vi sinh có mục tiêu để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt khi không có đủ thời gian hoặc thực phẩm phù hợp.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ tốt giúp bảo vệ trục ruột - não và tăng cường sức khỏe đường ruột tổng thể.
Bình luận của bạn