- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Thai nhi gần như không thể chịu đựng được tác hại của rượu, ma túy
Mách bố mẹ cách dạy con từ trong bụng: Đơn giản, hữu ích!
Thai giáo hiệu quả đừng quên tập luyện thể dục thể thao
4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị sảy thai
Thai giáo - "Nặn" con thiên tài, thông minh từ trong bụng mẹ
Uống rượu khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Các loại đồ ăn và thức uống nhanh chóng được truyền cho thai nhi qua nhau thai và dây rốn. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai không nên uống rượu bia.
Uống rượu khi mang thai có thể khiến thai nhi phát triển bất thường, bị dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ, hở hàm ếch, có vấn đề về tim mạch, dị tật tay chân, thấp lùn hoặc nhẹ cân, khuyết tật trí tuệ, phát triển chậm, rối loạn hành vi, có vấn đề về thị lực… Trẻ sơ sinh kém ăn khó chịu, khó chịu, bú kém trong vòng 12 giờ sau sinh.
Uống rượu bia trong 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt nguy hiểm. Bởi đây là thời điểm mà các cơ quan quan trọng của thai nhi đang hình thành và phát triển. Vì lý do này, bạn nên ngừng uống rượu nếu đang có kế hoạch có thai. Bởi, vài tuần sau khi thụ thai bạn mới biết mình mang thai.
Uống rượu bia khi mang thai khiến thai nhi phát triển bất thường
Có thể uống rượu bia khi đang cho con bú không?
Rượu dễ dàng được truyền qua sữa mẹ. Em bé bú sữa mẹ có chứa rượu có thể phát triển các vấn đề về tinh thần và vận động. Vì lý do này, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ nếu sữa mẹ không chứa cồn.
Nếu bạn buộc phải uống rượu bia hoặc vô tình uống, hãy ngừng cho trẻ bú cho đến khi rượu đã được đào thải hết khỏi cơ thể. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể bạn, điều này có thể sẽ mất đến 2 – 3 giờ cho 355ml bia, 148ml rượu vang, 45ml rượu.
Ma túy, chất gây nghiện ảnh hưởng gì đến trẻ?
Thai nhi rất nhạy cảm với ma túy, chất gây nghiện và gần như không thể chịu đựng được những tác động của nó. Các chất gây nghiện có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thai nhi.
Dùng ma túy, chất gây nghiện khi mang thai có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn như: Sảy thai, thai lưu, thai nhi kém phát triển, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non, dị tật bẩm sinh, trẻ sơ sinh chết đột ngột… Trẻ sơ sinh nhẹ cân dễ bị bệnh, khuyết tật trí tuệ, thậm chí tử vong. Sinh non làm tăng nguy cơ ung thư phổi, mắt và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Dị tật bẩm sinh bao gồm co giật, đột quỵ, sa sút trí tuệ và giảm khả năng học tập sau này.
Sử dụng ma túy trong những tháng đầu thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các cơ quan, bộ phận của thai nhi; Trong những tháng sau của thai kỳ thì ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi.
Dùng chất gây nghiện khi đang cho con bú cũng khiến thuốc truyền qua sữa mẹ và gây hại cho em bé.
Dưới đây là những chất gây nghiện được sử dụng nhiều nhất và tác hại của nó đến thai nhi:
Cần sa
Có rất nhiều loại khí độc hại có trong khói cần sa có thể gây biến chứng cho thai nhi: Suy thai, thai nhi kém phát triển, có vấn đề về hệ hô hấp và hành vi. Phụ nữ cho con bú cũng nên tránh sử dụng cần sa.
Cocaine
Dùng cocaine trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, vỡ ối, bong nhau thai và sinh non. Thai nhi phải tiếp xúc với cocaine có nguy cơ bị tổn thương não, dị tật tay chân, kém phát triển, có bất thường ở hệ sinh sản hoặc tiết niệu, dễ bị đột tử sau khi sinh… Cocaine cũng được truyền cho em bé qua sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng.
Heroine
Nếu bạn sử dụng heroine trong khi mang thai, sau khi sinh, em bé có thể bị nghiện thuốc, với những triệu chứng điển hình như: Trẻ khóc, bú kém, hay cáu gắt, hắt xì, rùng mình, đổ mồ hôi, nôn, tiêu chảy, co giật. Trẻ sẽ cần được chăm sóc đặc biệt và dùng thuốc để điều trị những triệu chứng này.
Các loại thuốc có chất gây nghiện (Methadone, Amphetamines)
Mẹ bầu dùng các loại thuốc có chất gây nghiện có thể khiến thai nhi kém phát triển, thai chết lưu, sinh non, trẻ sơ sinh chết đột ngột...
Bình luận của bạn