Uống trà đen đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Uống trà đen có thể giúp bảo vệ tim mạch và huyết áp
Uống trà có thể giúp giảm nguy cơ đái tháo đường
Lợi ích khi uống trà đen không đường mỗi sáng
Khử mùi hôi chân với nước trà đen
Theo Tiến sĩ Carrie Ruxton, chuyên gia dinh dưỡng của Hội đồng Tư vấn Trà của Anh, có 1/3 số người trưởng thành ở Anh (khoảng 14 triệu người) bị tăng huyết áp (hay huyết áp cao), nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán. Tăng huyết áp khiến Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tiêu tốn hơn 2 tỷ bảng Anh mỗi năm cho thuốc men, cho phí khám bác sĩ và điều trị các biến chứng (như đau tim, đột quỵ). Trong khi hầu hết mọi người đều biết rằng việc giảm muối và ăn nhiều trái cây, rau quả hơn có thể giúp ích trong việc kiểm soát huyết áp, thì rất ít người biết trà đen có tác dụng giúp hạ huyết áp.
Một nghiên cứu đăng trên British Journal of Nutrition (Tạp chí dinh dưỡng Anh) cho thấy những người uống 3 tách trà đen mỗi ngày trong 6 tháng có mức huyết áp tâm thu và tâm trương giảm trung bình từ 2-3 mmHg so với nhóm không uống trà.
“Trà đen rất giàu flavonoid - hợp chất thực vật đặc biệt hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Flavonoid giúp cải thiện chức năng nội mô - điều hòa sự giãn nở và thư giãn của mạch máu. Ngoài ra, các hoạt chất tự nhiên của trà đen tương tác với oxit nitric của cơ thể để thúc đẩy lưu thông và giảm độ cứng động mạch - cả hai yếu tố quan trọng trong việc duy trì huyết áp khỏe mạnh”, Tiến sĩ Carrie Ruxton giải thích.
Để tận dụng lợi ích của trà đối với huyết áp, bạn nên uống 3-4 tách trà đen mỗi ngày. Trà có thể được thưởng thức như một thức uống nóng thông thường hoặc để tăng hương vị bạn có thể thêm vài lát chanh, lá bạc hà và một vài quả chà là. Hãy nhớ pha trà trong ít nhất 3-4 phút để tối đa hóa lượng flavonoid trong tách trà của bạn.
Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Căn bệnh này đang ảnh hưởng đến rất nhiều người ở Anh. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp. Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: Nhìn mờ, đau ngực dữ dội, tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)… nhưng khi có những triệu chứng này tiên lượng thường không tốt. Vì vậy, nghi ngờ bị tăng huyết áp, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng can thiệp phù hợp.
Bình luận của bạn