Bộ Y tế: Ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Bộ Y tế yêu cầu khẩn cấp xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bộ Y tế thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng ở TP.HCM

Bộ Y tế đề nghị chỉ dùng một mẫu tờ khai y tế và một mã QR

Những điều phụ nữ mang thai cần biết khi tiêm vaccine COVID-19

Phụ nữ dự định có thai, đang mang thai và đang cho con bú có nên tiêm vaccine COVID-19?

Hơn 2 tháng trước đây, phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng được khuyến cáo trì hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên hiện nay, số ca nhiễm COVID-19 ở hai nhóm trên ngày càng tăng, có nhiều trường hợp chuyển biến nặng, gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương cũng như khả năng cung ứng vaccine, Bộ Y tế đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn, đơn vị.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh; Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng; Cục Y tế, Bộ Công an; Y tế các bộ, ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sản khoa và trẻ sơ sinh an toàn, liên tục, tránh đứt gẫy chuỗi cung ứng dịch vụ.  

Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai thực hiện theo Quyết định số 3802/QĐ-BYT ban hành ngày 10/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. 

Hướng dẫn dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú tiêm vaccine COVID-19 tại Quyết định 3802 bao gồm:

- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trong tiêm chủng; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng.

- Chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm cho bà bầu từ trên 13 tuần tuổi nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào với cả mẹ và thai nhi.

Nếu phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi sau khi được giải thích vẫn đồng ý tiêm thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo rằng đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cần được cân nhắc trên cơ sở đánh giá lợi ích của tiêm phòng và nguy cơ tiềm ẩn do vaccine. Đối với phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm bất cứ loại vaccine nào nếu có sẵn. WHO cũng không khuyến cáo phụ nữ sau sinh ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng vì vaccine an toàn cho cả mẹ và bé.

Theo Bộ Y tế, các dữ liệu hiện nay cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 là thấp. Tuy nhiên, nguy cơ nằm ở khoa chăm sóc tích cực, thở máy và hỗ trợ thông khí (ECMO) khi tử vong ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai có triệu chứng.

Trước tình trạng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao, trong đó có nhiều thai phụ, Sở Y tế TP.HCM đã thiết lập nhiều khu vực điều trị dành riêng cho những trường hợp này. Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ là 2 đơn vị sản phụ khoa lớn nhất thành phố được giao nhiệm vụ thiết lập các khu điều trị cho thai phụ mắc COVID-19. 

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn