Vì sao ngày càng nhiều người bị đái tháo đường?

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường gia tăng trên toàn cầu

Phải làm sao khi biến chứng đái tháo đường gây suy giảm thị lực?

Bệnh đái tháo đường có thể gây những biến chứng nào trên da?

Đái tháo đường: Biến chứng mạch máu nhỏ làm tăng nguy cơ mù lòa, suy thận

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Lancet, hiện có hơn 800 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường, tăng gấp bốn lần trong hai thập kỷ qua. Mức tăng lớn nhất được ghi nhận ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,6 triệu ca tử vong vào năm 2021, trong đó gần một nửa xảy ra trước 70 tuổi.

Nguyên nhân số ca bệnh đái tháo đường gia tăng

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) chỉ ra bốn lý do dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Cụ thể:

- Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống kém lành mạnh như ăn nhiều chất béo và đường chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. ADA khuyến cáo mọi người nên uống nước lọc thay vì đồ uống có đường.

- Lười hoạt động thể chất: Theo ADA, hoạt động thể chất ít hơn 3 lần/tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên tập thể dục cường đô vừa phải 150 phút/tuần, cùng với ít nhất 2 ngày tập luyện tăng cường cơ bắp. Tuy nhiên, WHO thống kê có khoảng 1/3 người lớn trên toàn thế giới không đạt được mức độ hoạt động thể chất được khuyến nghị vào năm 2022. 

- Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng dư thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2022, cứ 8 người trên thế giới thì có 1 người mắc bệnh béo phì.

- Tiền sử gia đình: Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ lưu ý, người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Theo tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, để kiểm soát được dịch bệnh đái tháo đường toàn cầu, các quốc gia phải hành động khẩn cấp. Điều này bắt đầu bằng việc ban hành các chính sách hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh, khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất và xây dựng hệ thống y tế cung cấp dịch vụ phòng ngừa, phát hiện sớm cũng như điều trị bệnh.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, tiến sĩ Arti Masturzo, Giám đốc y khoa tại CCS (Mỹ), kêu gọi các cơ quan quản lý tăng cường và đảm bảo các lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Thực tế, có nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt liên quan đến phụ gia thực phẩm và nhãn thực phẩm.

Đối với các bệnh nhân đái tháo đường nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, từ đó giúp kiểm soát và quản lý lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, tăng cường cường hoạt động thể chất hàng ngày cũng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.

 
Lê Tuyết (Lược dịch theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp