Theo chuyên gia, người bệnh đái tháo đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột
35 tuổi bị đái tháo đường type 2, đường huyết 19,3mmol/L có nguy hiểm không?
Người thích đồ ngọt đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe
Đái tháo đường: Cách chăm sóc bàn chân để tránh nguy cơ đoạn chi
Đái tháo đường: Biến chứng mạch máu nhỏ làm tăng nguy cơ mù lòa, suy thận
TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, chuyên gia dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trả lời:
Bệnh nhân đái tháo đường phải cắt giảm tinh bột là quan niệm sai lầm. Tổng năng lượng hàng ngày cần được phân bổ hợp lý giữa các chất bột đường (đường, tinh bột và chất xơ), đạm và chất béo. Nếu cắt giảm hoàn toàn tinh bột, cơ thể sẽ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ mệt mỏi, trì trệ, thậm chí còn dễ bị hạ đường huyết - một triệu chứng nguy hiểm khác liên quan đến đường huyết.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, bệnh nhân đái tháo đường vẫn được khuyến cáo nên ăn một lượng tinh bột nhất định trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường, lượng tinh bột chỉ nên chiếm khoảng 50-55% tổng năng lượng, thay vì 50-60% như ở người bình thường
Người bệnh cũng nên chọn các loại tinh bột có chỉ số đường huyết (GI) thấp như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, lúa mỳ, lúa mạch nguyên chất, bánh mì nâu, bánh mì đen cùng các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu lăng… Những loại tinh bột này chứa loại đường được cơ thể của chúng ta tiêu hóa và hấp thu chậm, chúng sẽ làm cho đường trong máu của chúng ta tăng một cách từ từ và giảm cũng từ từ. Do vậy mà đường huyết của chúng ta sẽ được điều hòa hơn, duy trì mức năng lượng ổn định tốt cho sức khỏe.
Người bệnh cũng nên hạn chế một số loại tinh bột đã được xay xát kỹ hoặc đã qua chế biến (đã được nghiền nát, làm nhuyễn hoặc dùng để ăn liền) như các loại bún, phở, mì ăn liền, ngũ cốc tinh chế... Những loại tinh bột này khi vào cơ thể chúng ta sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, làm lượng đường tăng nhanh lên trong máu, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!
Bình luận của bạn