Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường
Đái tháo đường: Cách chăm sóc bàn chân để tránh nguy cơ đoạn chi
Người thích đồ ngọt đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe
Đái tháo đường: Đường huyết 220mg/dL, tê tay chân lâu ngày phải làm sao?
Nhịn ăn gián đoạn giúp kiểm soát đường huyết
Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, làm gia tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021 số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở con số 537 triệu người. Dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 và tới mức 783 triệu người vào năm 2045.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng... Trong đó có hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Đáng chú ý, bên cạnh liệu trình điều trị, chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất, phù hợp với từng cá thể là yếu tố giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, kiến thức về dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường với một số người còn hạn chế, thậm chí có nhiều người vẫn có những thói quen, quan niệm sai lầm trong việc “kiêng đường” thế nào cho hiệu quả.
Để giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, đồng thời giải đáp những thắc mắc liên quan, Tạp chí Sức khỏe+ đã cuộc trò chuyện cùng TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, chuyên gia dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
Theo BS. Nguyễn Trọng Hưng, chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh đái tháo đường là chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Đây là chế độ ăn được tính toán hợp lý lượng calo, carbohydrates, protein, chất béo và chất xơ phù hợp với tình trạng dinh dưỡng cơ thể, được phân bố ra các bữa ăn chính, phụ một cách hợp lý…
BS. Hưng cho biết, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là biện pháp điều trị đầu tiên, cơ bản và lâu dài cho bệnh nhân đái tháo đường, kết hợp cùng chế độ tập luyện, sinh hoạt và dùng thuốc.
Cũng theo BS. Hưng, nếu người bệnh đái tháo đường có một chế độ ăn uống phù hợp, có thể giúp họ giảm được nguy cơ dùng thuốc, thậm chí không cần dùng thuốc với những trường hợp mới phát triển bệnh.
Dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường
Về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường, BS. Hưng cho biết, chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng về cả số lượng lẫn chất lượng để có thể duy trì chỉ số đường huyết ở mức "an toàn".
TS. Hưng phân tích: "Về cơ bản, chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường là kiểm soát chất bột đường để tránh tăng đường huyết sau khi ăn, cũng như tránh hạ đường huyết khi xa bữa ăn, giúp ổn định đường huyết trong ngày và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các acid béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể người bệnh; đồng thời cân đối các chất sinh năng lượng để duy trì mục tiêu đường huyết theo khuyến nghị và quan trọng nhất là phải điều độ, không bỏ bữa và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ". Ví như:
Về việc lựa chọn thực phẩm, theo BS. Hưng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau. Một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Bữa ăn phải có đầy đủ các chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Các chất bột là nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động; chất đạm giúp cho các tế bào, các mô của các cơ quan, bộ phận của cơ thể phát triển; chất béo (mỡ) cho nhiều năng lượng và giúp hấp thu một số vitamin. Còn ăn hoa quả để có đủ vitamin và chất khoáng.
Người bệnh đái tháo đường hạn chế chế biến thực phẩm bằng cách ninh nhừ, hầm, nướng các loại thực phẩm, ưu tiên các phương pháp chế biến ít làm thay đổi cấu trúc của thực phẩm, như hấp, luộc hoặc xào tới để giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả hơn
Về việc duy trì chế độ ăn, BS. Hưng khuyên mọi người nên duy trì ổn định 3 bữa ăn chính trong ngày, tránh bỏ bữa ăn. Việc duy trì chế độ ăn sẽ giúp lượng đường huyết ổn định, không bị dao động quá ít hay quá nhiều trong ngày.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên thống nhất với bác sĩ để tính toán và lựa chọn lượng glucid nạp vào trong mỗi khẩu phần ăn phù hợp với tuổi tác, cân nặng và thể trạng sức khỏe. Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh. Ngoài ra, mọi người nên ăn rau trước, sau đó mới ăn cơm và thức ăn để hạn chế tăng đường huyết một cách đột ngột.
BS. Hưng cũng lưu ý, người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải tránh hoàn toàn đường và đồ ngọt. Điều quan trọng là tính toán được lượng đường nạp vào phù hợp. Ví dụ, nếu người bệnh đái tháo đường khuyến nghị sẽ được ăn khoảng 20 gram đường đơn mỗi ngày. Dựa vào mốc số liệu là 20 gram, mọi người sẽ tính số lượng đường trong mỗi thực phẩm nạp vào cơ thể bằng cách đọc nhãn sản phẩm, thảo luận với bác sĩ, hạn chế những đồ ăn/uống quá nhiều đường…
Bình luận của bạn