Người bị viêm amidan mạn tính có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn
Bị viêm amidan cấp, khi nào cần gặp bác sỹ?
Phục hồi sức khỏe sau cắt amidan hốc mủ
Viêm amidan có nguy hiểm không, cải thiện thế nào?
Bí quyết cải thiện viêm amidan ở trẻ tại nhà
Ngưng thở tạm thời khi ngủ
Viêm amidan có thể làm cho amidan to ra do nhiễm trùng, viêm nhiễm, ngăn cản quá trình thở bình thường trong khi ngủ, còn được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ.
Biến chứng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt ở trẻ em, có thể khuyến khích cắt bỏ amidan để phòng hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Lây lan và gây nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng amidan có thể phát triển thành nhiễm trùng tai giữa thứ phát. Tai giữa là một khoang kín chỉ có một lỗ mở, được gọi là ống thính giác (hay ống eustachian). Ống thính giác này nằm bên cạnh mô adenoid (một trong các phần của vòng bạch huyết amidan Waldeyer). Khi mô adenoid bị sưng lên do nhiễm trùng, nó có thể làm tắc ống eustachian và dẫn đến tích tụ áp suất trong tai gây tổn thương tai.
Áp xe quanh amidan
Việc nhiễm trùng do viêm amidan có thể tiến triển thành viêm mô tế bào quanh amidan. Trong một số trường hợp, viêm mô tế bào amidan có thể gây ra tích tụ mủ quanh amidan, hiện tượng này được gọi là áp xe quanh amidan. Áp xe này có thể chèn ép đường thở và gây đau đớn.
Gây sốt thấp khớp
Nếu viêm amidan do nhiễm trùng liên cầu khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng sốt thấp khớp - một chứng rối loạn viêm chủ yếu gặp ở trẻ em từ 6-16 tuổi.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tim, khớp và các mô khác, đôi khi gây ra tổn thương vĩnh viễn. Các triệu chứng bao gồm đau họng, amidan sưng và đỏ, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và khớp.
Biến chứng về thận
Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu (PSGN) là một rối loạn viêm hiếm gặp của thận có thể do nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này sau khi khỏi bệnh viêm amidan, ban đỏ hoặc bệnh chốc (impetigo), nhưng bệnh này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
Bình luận của bạn