Nỗi đau mất đồng nghiệp và lời khuyên từ bác sỹ Lân Hiếu

Gần 20% trường hợp đột tử ở người trẻ tuổi có liên quan đến viêm cơ tim

Thu hút khách du lịch quốc tế: Phục vụ thứ khách cần

8 điểm đến mùa đông hấp dẫn nhất vùng Scandinavia

Gợi ý phim hay: Giáng sinh ra rạp xem gì?

Tử vi thứ Hai (26/12/2022): Nhân Mã muốn dành thời gian cho người thân

Bác sỹ Lân Hiếu viết:

Tỷ lệ tử vong đột ngột do viêm cơ tim ở người lớn vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu, khoảng 1-9% bệnh nhân đã qua đời được phát hiện có bằng chứng về viêm cơ tim. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi, gần 20% trường hợp đột tử có liên quan đến viêm cơ tim. Đây chính là nỗi đau tận cùng của vô vàn gia đình trong đó có rất nhiều người thân quen của tôi.

Tuần vừa qua chúng tôi vừa mất đi một bác sỹ giảng viên, đồng nghiệp trẻ tuổi xuất sắc. Với quan hệ mật thiết với gia đình nên nỗi buồn trong tôi càng nhân lên gấp bội. Tôi muốn viết status này để mong những trường hợp mắc phải căn bệnh quái ác này có thêm cơ may sống sót và cầu cho linh hồn em được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Tại sao viêm cơ tim có thể gây đột tử? Trước hết chúng ta phải tìm hiểu viêm cơ tim là gì?

Theo định nghĩa y khoa đây là tình trạng viêm của tế bào cơ tim. Tình trạng viêm có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim. Viêm cơ tim có thể gây đau ngực, khó thở và nhịp tim nhanh hoặc không đều thậm chí các rối loạn nhịp gây nguy hại đến tính mạng.

Empty

Viêm cơ tim có thể dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, khiến tim ngừng đập đột ngột

Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm là những nguyên nhân gây viêm cơ tim trong đó virus là hay gặp nhất và Sars-CoV-2 cũng có thể gặp trong 2 năm gần đây. Đôi khi phản ứng thuốc, hoá trị, xạ trị, tiêm vaccine phòng COVID 19 cũng có thể gây viêm cơ tim. Tình trạng viêm chung toàn cơ thể (lupus ban đỏ, U hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu…) cũng có thể dẫn đến viêm cơ tim. Như các diễn biến thông thường của bệnh do virus gây ra, đại đa số các trường hợp viêm cơ tim sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, có 4 biến chứng nguy hiểm có thể gặp dẫn đến sự nguy hiểm của bệnh này.

1. Suy tim: viêm cơ tim có thể làm hỏng các tế bào của cơ tim khiến nó không thể bơm máu theo đúng chức năng của mình.

2. Thiếu máu cơ tim và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể (não, thận..) do việc hình thành cục máu đông gây tắc các mạch máu nuôi các tạng.

3. Rối loạn nhịp tim: Tổn thương các tế bào dẫn truyền của tim có thể làm thay đổi nhịp đập của tim. Một số rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột tử như nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất hoặc ngược lại nhịp quá chậm do nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất độ cao (Block AV III).

4. Đột tử do tim. Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập đột ngột như vừa liệt kê. Nó gây tử vong nếu không được điều trị khẩn trương. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp đặc biệt tại nhà bệnh nhân đã ngừng tim trước khi có sự tiếp cận của nhân viên y tế.

Empty

Khi có các dấu hiệu khó thở, mệt, tức ngực... nên tới bệnh viện để cấp cứu, đặc biệt là ở người trẻ

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, ít triệu chứng hoặc nhiều triệu chứng. Các triệu chứng viêm cơ tim bao gồm: Khó thở, mệt mỏi, sốt, tức ngực, tim đập nhanh, đau bụng, nhịp tim bất thường, ngất hoặc xỉu, chán ăn, sưng chân hoặc bàn chân.

Rất nhiều người sẽ bỏ qua triệu chứng vì nghĩ như cảm cúm. Lời khuyên của tôi đó là bất cứ khi nào bạn cảm thấy cảm cúm khác thường cần liên hệ với nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

Còn một số lời khuyên đối với nhân viên y tế, những người tiếp cận với bệnh nhân tại nhà. Việc cấp cứu ban đầu quyết định 90% thành công đối với ca viêm cơ tim nặng có ngừng tim hoặc nguy cơ ngừng tim. Khác với ngừng tuần hoàn khác, rối loạn nhịp tim cần các phương tiện chuyên dụng như máy sốc điện, monitoring, máy tạo nhịp ngoài cơ thể, thuốc chống loạn nhịp… Chính vì vậy vừa cấp cứu vừa liên hệ với các đơn vị chuyên khoa để mang phương tiện đến cùng hỗ trợ. Không phải ngẫu nhiên chúng ta thấy máy shock điện đặt ở nhiều vị trí công cộng ở các nước phát triển. Trước khi di chuyển bệnh nhân cần liên hệ với bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị sốc tim nặng (có kíp ECMO, hạ thân nhiệt chỉ huy, bóng động mạch chủ, lọc máu…). Tất nhiên nếu không có bệnh viện lớn nào gần, cơ sở y tế có thuốc men, oxy, máy sốc điện… đã tốt hơn nhiều so với cấp cứu tại nhà.

 

Câu hỏi cuối cùng là sau khi xuất viện nguy cơ còn không, liệu bao lâu có thể trở về với trạng thái bình thường.

Sau khi xuất viện bạn cần có lịch tái khám và cố gắng đến theo hẹn cho dù cảm thấy đã hoàn toàn bình thường. Tiếp tục dùng thuốc theo toa khi ra viện. Đừng chơi thể thao hoặc gắng sức cho đến khi bác sỹ của bạn nói rằng bạn có thể. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống của mình. Ngừng sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ trong khi đang theo dõi hậu viêm cơ tim như thuốc lá, uống rượu, bia, chè, cà phê…

Bạn có thể tái mắc viêm cơ tim cũng như các biến chứng muộn có thể xảy ra nên đừng chần chờ liên hệ với cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng lạ.

Hướng dẫn sơ cứu cho người dân và tái đào tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện cho nhân viên y tế không chỉ là nhiệm vụ của chuyên ngành hồi sức cấp cứu mà là của cả hệ thống nếu chúng ta thực sự muốn trở thành một đất nước văn minh.

 

SK+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ