Doanh nghiệp TPCN cần phấn đấu "làm đúng"

Ông Nguyễn Đăng Bẩy là lãnh đạo của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Việt Đức, với 16 năm đóng góp cho thị trường thực phẩm chức năng

DS. Nguyễn Văn Luận: "Ngành TPCN nhiều thay đổi, lắm thách thức!"

Tầm nhìn mới và vai trò “bà đỡ” của VAFF

Tầm nhìn 2030 ngành TPCN: 90% người dân Hiểu đúng Làm đúng Dùng đúng TPCN

Dòng chảy Sức khỏe+: Đại hội Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam nhiệm kỳ IV (2022-2027)

Theo đánh giá của ông, với sự đồng hành của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, ngành thực phẩm chức năng đã có sự thay đổi như thế nào xong trong 20 năm qua?

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, với sự dẫn dắt của PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội, đã đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền cho xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp "Hiểu đúng, dùng đúng, làm đúng". Nhà sản xuất phải làm đúng, người tiêu dùng phải dùng đúng, và cả xã hội cùng hiểu đúng về thực phẩm chức năng (TPCN). Thứ hai, tôi nhận thấy Hiệp hội rất tích cực trong xây dựng các chính sách đối với cơ quan quản lý, như Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Tôi là một trong những người tham gia vào ngành ngay từ giai đoạn đầu vào những năm 2000. Sản phẩm đầu tiên mà chúng tôi thử nghiệm là dầu gấc của Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC), khi Hiệp hội còn chưa được thành lập.

Thực ra vào thời điểm đó, việc quản lý thực phẩm chức năng rất lỏng lẻo, để cho ra mắt một sản phẩm cần hồ sơ rất đơn giản, nội dung công bố không được kiểm soát. Tuy nhiên, đến nay, ngành TPCN đã chuyến biến rất nhanh, phát triển cực kỳ mạnh và các doanh nghiệp cũng nhận thấy cơ hội đó. Rất nhiều các công ty dược cũng tham gia sản xuất thực phẩm chức năng. Tôi đánh giá đây là một trong những bước phát triển lớn của ngành, cả về số lượng sản phẩm lẫn chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm bây giờ cũng rất cao và được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt không kém gì dược phẩm, tức là được sản xuất theo quy trình, trong dây chuyền công nghệ hiện đại. Điểm khác nhau là tiêu chí, tiêu chuẩn về hàm lượng mà thôi. Cũng vì được quản lý chặt chẽ hơn, nên những đơn vị sản xuất không đạt yêu cầu cần được loại bỏ. Mong muốn của doanh nghiệp chúng tôi là phải làm sao để những đơn vị sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải bị loại bỏ để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Một số tồn tại có thể kể đến như: Không đạt tiêu chuẩn GMP về thực hành sản xuất tốt, không đạt tiêu chuẩn như hàm lượng công bố, quảng cáo sai sự thật.

Ông có nhận định thế nào về vai trò của các doanh nghiệp trong sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng?

Khi người dân hiểu nhiều hơn về TPCN, các chính sách quản lý của nhà nước cũng chặt hơn, thì buộc các doanh nghiệp phải tăng tốc phát triển. Theo tôi, các doanh nghiệp đã chủ động đóng góp vào quá trình tuyên truyền, giúp người tiêu dùng hiểu đúng về sản phẩm. Tác dụng thực sự của thực phẩm chức năng, không được quảng cáo là "điều trị khỏi ngay" hay hiệu quả như thuốc được. Tôi cũng luôn trao đổi với nhân viên phải truyền thông đúng và có trách nhiệm với thông điệp của sản phẩm, từ đó lan tỏa để khách hàng "hiểu đúng, dùng đúng".  

Ngoài ra, doanh nghiệp tốt nhất là cứ làm tốt nhất mục tiêu sản xuất – kinh doanh của mình, phấn đấu "làm đúng" những gì mình đã công bố. Với vai trò công ty sản xuất và phân phối TPCN, chúng tôi tập trung vào cả tuyên truyền lẫn đề cao chất lượng sản phẩm. Thực ra, chất lượng liên quan đến cả quá trình sản xuất của mình, nhất là từ nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp phải lựa chọn sao cho đúng.  

Ông có nhắc tới việc kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Vậy liệu hình thành vùng nguyên - dược liệu riêng cho ngành TPCN có phải giải pháp hay không?

Thực ra, với trải nghiệm của tôi, việc hình thành các vùng nguyên - dược liệu không hề dễ dàng, bởi nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư. Đây là bài toán lâu này nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến rồi, nhưng còn gặp nhiều trở ngại. Thứ nhất, với vùng nguyên liệu, liệu doanh nghiệp có quản lý được không, có tiền để xây dựng được không. Thứ hai là hợp tác với nông dân thế nào. Khả thi nhất là chỉ tập trung vào một thành phần, một sản phẩm duy nhất, chứ với nhiều dược liệu khác thì rất khó có thể đáp ứng nguồn cung đầy đủ. Việc doanh nghiệp quản lý chất lượng cũng không thể triệt để được.

Tiềm năng dược liệc của Việt Nam là rất lớn, nhưng để từng bước hình thành vùng nguyên liệu, dược liệu, cần có quy hoạch bài bản và thu hút các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư vào mọi khâu, từ nuôi trồng, thu hái đến chế biến dược liệu.

 
Nhóm PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện