Viêm họng kéo dài, phải làm sao?

Viêm họng kéo dài khiến người mắc rất khó chịu

Nguyên nhân gây viêm họng hạt và cách cải thiện hiệu quả nhất

9 thực phẩm dành cho người đang bị đau rát họng

Dấu hiệu trẻ viêm họng cấp và những lưu ý khi chăm sóc

Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì?

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu, gây cảm giác đau, khó chịu và nóng rát khi nuốt. Thông thường, người bị viêm họng sẽ tự khỏi sau 1 tuần mà không gặp phải biến chứng gì. Tuy nhiên, viêm họng có thể tái phát nhiều lần hoặc có thể kéo dài, gây phiền toái, khó chịu. Viêm họng dai dẳng có thể do nhiều tác nhân khác nhau, bao gồm một số bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nguy hiểm, vì vậy người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị càng nhanh càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm họng kéo dài

Nhiễm virus là nguyên nhân gây viêm họng và viêm họng mãn tính phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng có thể kéo dài tình trạng viêm họng, bao gồm:

- Dị ứng: Dị ứng vảy da thú cưng, nấm mốc, bụi và phấn hoa có thể gây ra hội chứng chảy dịch mũi sau, gây kích ứng và viêm họng.
- Do không khí khô: Thời tiết khô hanh có thể làm cổ họng trở nên thô ráp và khó chịu.
- Chất kích ứng: Các chất làm ô nhiễm không khí như khói bụi hoặc hóa chất có thể gây viêm họng mãn tính.
- Ngoài ra, thuốc lá, bia rượu và thức ăn cay nóng cũng có thể gây kích ứng cổ họng.
- Căng cơ: Khi la hét, nói to hoặc nói trong thời gian dài không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến tình trạng các cơ trong cổ họng bị căng và đau.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên ống dẫn thức ăn (thực quản). Các dấu hiệu khác có thể bao gồm chứng ợ nóng, khàn giọng, trào ngược dịch dạ dày và cảm giác có dị vật trong cổ họng.
- Viêm xoang mãn tính: Dịch chảy ra từ mũi của người mắc bệnh viêm xoang có thể gây kích ứng cổ họng hoặc nhiễm trùng, kéo theo tình trạng viêm họng kéo dài.
- Sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công hơn. Các nguyên nhân phổ biến làm giảm khả năng miễn dịch bao gồm HIV, tiểu đường, điều trị bằng steroid hoặc thuốc hóa trị, căng thẳng, mệt mỏi và chế độ ăn uống không hợp lý.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng

Triệu chứng của viêm họng kéo dài

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm họng bao gồm: Khàn, mất giọng; Cảm giác đau và ngứa rát ở cổ họng; Ho khan; Sốt; Nổi hạch ở cổ; Đau khi nuốt và nói

Bạn nên đi gặp bác sĩ khi nào?

Nếu tình trạng đau họng kéo dài trên 7 đến 10 ngày, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Thông thường, nguyên nhân gây đau họng rất dễ chẩn đoán và hầu hết đều dễ điều trị. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau:

Khó thở và đau họng khi nuốt Sốt cao trên 38˚CĐau dữ dội ở một bên họng hoặc nổi hạch ở cổKhó quay đầu hoặc ngửa đầu ra sau

Cách điều trị viêm họng kéo dài

Để cải thiện tình trạng cổ họng đau rát và các triệu chứng khó chịu khác, ngoài chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

- Súc họng bằng nước muối.
- Xông mũi họng bằng các loại tinh dầu hay lá thảo dược.
- Sử dụng máy phun sương tạo ẩm khi bật điều hòa trong thời gian dài.
- Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc thụ động. Khói thuốc làm cổ họng khô hơn, ngoài ra có thể khiến dây thanh quản của bạn bị kích thích.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng. Thức ăn cay có thể khiến axit dạ dày trào lên cổ họng hoặc thực quản, dẫn đến chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).
- Ăn nhiều trái cây, rau củ mềm, để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như vitamin A, E và C. Những thực phẩm này cũng giúp cho niêm mạc cổ họng được khỏe mạnh.

Để phòng tránh viêm họng hiệu quả, bạn nên làm theo những gợi ý sau:

- Thường xuyên rửa tay và rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi hắt hơi hoặc ho.Hạn chế chạm tay lên vùng mặt, mắt, mũi và miệng.
- Tránh ăn chung đồ ăn và dùng chung dụng cụ ăn uống.
- Sử dụng khăn giấy để lau khi ho hoặc hắt hơi.
- Nếu không có xà phòng và nước, bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn.
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị công cộng.
- Thường xuyên vệ sinh và khử trùng những nơi tay hay tiếp xúc như điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa và bàn phím máy tính, v.v…
- Tránh tiếp xúc với người bị viêm họng hoặc đang có dấu hiệu viêm họng.
- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, v.v…

 
Tuấn Anh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp