- Chuyên đề:
- Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp đang có xu hướng trẻ hóa
Paracetamol không chữa được đau lưng, viêm khớp
Nữ giới ít bị biến chứng sau phẫu thuật khớp
Thảo dược nào dùng để chữa viêm khớp?
Là một dạng bệnh lý trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến 3% dân số thế giới, chiếm khoảnh 20% bệnh nhân mắc các bệnh lý về khớp ở Việt Nam.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp. Là bệnh tự miễn, hiện nay, y học chưa xác định chắc chắn nguyên nhân khởi phát căn bệnh này. Có thể là do virus. Tuy nhiên, bệnh mang yếu tố di truyền, thường gặp ở nữ giới (80%). Ngoài các biệt hiện tại khớp như đau, cứng khớp gây hạn chế vận động còn nhiều biểu hiện toàn thân gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ước tính, mỗi năm, nước ta có khoảng 700 – 750 người/1 triệu dân mắc mới viêm khớp dạng thấp. Sự ảnh hưởng của lối sống, chế độ dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường… đã khiến độ tuổi thường gặp viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam hiện nay là từ 35 - 50 tuổi.
Biểu hiện viêm khớp dạng thấp thường khởi phát đột ngột, viêm một khớp (cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân…) với tính chất sưng đau rõ, cứng khớp vào buổi sáng. Thời gian kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Giai đoạn toàn phát biểu hiện bằng viêm nhiều khớp, thường là các khớp vừa và nhỏ như khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp bàn chân, khớp ngón chân… Trong giai đoạn toàn phát, thường viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như hai đầu gối, hai ngón tay… Khớp sưng đau, tăng nặng về đêm và sáng. Vận động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm khớp dạng thấp, chủ yếu điều trị các triệu chứng đau, giảm viêm và hạn chế dính khớp, biến dạng khớp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện hàng ngày với sử dụng thuốc giúp cải thiện các biến chứng bất lợi tại khớp. Bệnh cũng có thể phòng ngừa tiến triển bằng cách dùng thuốc kết hợp với vận động, sinh hoạt như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp. Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ trong thời gian 5 - 10 phút sau mỗi giờ đi; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc.
Tập luyện hàng ngày giúp cải thiện các biến chứng bất lợi tại khớp
Tuy nhiên, hiện nay, thế giới đang khẳng định lại giá trị của y học cổ truyền phương Đông với bệnh xương khớp. Nhiều bài thuốc cổ truyền từ thảo mộc đã được giới khoa học quốc tế quan tâm và tiến hành các nghiên cứu (bằng phương pháp dùng thuốc cổ truyền và dạng đã được viên hóa) trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đều cho kết quả tốt. Đây cũng là hướng đi mới trong điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp nói riêng và bệnh cơ xương khớp nói chung mà thế giới đang hướng đến.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp
Bình luận của bạn