Vụ bác sỹ từ chối mổ: Lỗi thuộc về… ?

Người Thầy thuốc nhân dân... bỗng dưng có lỗi vì từ chối mổ?

Bác sỹ gục khóc vì không cứu được người bệnh

Bệnh nhân "hành" bác sỹ vì "bệnh ảo"

Bác sỹ phải có “tâm” và có “tầm”

Coi thường bác sỹ vì... Internet

Bệnh viện tâm thần: Thiếu bác sỹ, quá tải bệnh nhân

Trong hơn 30 năm hành nghề, người bác sỹ ấy đã luôn đi tiên phong với rất nhiều… lần đầu tiên. Ông là người đầu tiên mang kỹ thuật đốt lạnh cổ tử cung về ứng dụng trong điều trị các tổn thương cổ tử cung của bệnh viện từ năm 1989 cho đến nay (chỉ sau 4 tháng ông tu nghiệp tại nước bạn Hà Lan).

Và ông cũng là người đặt nền móng và có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của ngành Siêu âm Sản phụ khoa Việt Nam. Năm 2004, cùng với 1 đồng nghiệp, ông đã thực hiện ca phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi đầu tiên thành công. Tiếp đó là “lần đầu tiên” áp dụng các kỹ thuật mới cắt tử cung qua đường âm đạo…

Trong mắt nhiều đồng nghiệp, học trò và người bệnh, ông là một con người giản dị, luôn tận lực, tận tâm chữa bệnh, cứu người bằng tất cả tài năng và y đức của người thầy thuốc. Những đóng góp của ông cho ngành y đã được ghi nhận bằng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Đồng thời đảm nhiệm công việc nhà quản lý (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương), nhà nghiên cứu (để còn có những lần đầu tiên), nhà chuyên môn (có ngày 5-7 ca mổ khó) nên chuyện ông… bận là điều không thể tránh khỏi.

Liệu ông có quyền từ chối tiếp nhận một ca mổ vì còn rất nhiều bệnh nhân nặng, mổ cấp cứu đang xếp hàng chờ bác sỹ và trường hợp u xơ của bệnh nhân này không phải là trường hợp cấp cứu?

Theo website injuryclaimcoach.com (Website tư vấn luật miễn phí của Mỹ): “Công việc của bác sỹ quá bận, không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân mới” là một trong những trường hợp mà bác sỹ có thể từ chối mổ cho bệnh nhân.

Theo quan điểm của người viết thì ông có quyền làm như thế. Lịch hẹn mổ đã kéo dài đến tận giữa tháng 4 (nếu đúng như ông chia sẻ) nên việc tư vấn để người bệnh (với ca không quá phức tạp) được mổ với bác sỹ khác là hợp lý.

Bệnh viện còn nhiều bác sỹ khác chứ không phải mình ông. Người viết không hiểu lắm về chuyên môn nhưng tin rằng các bác sỹ khi dám nhận định ca không phức tạp là họ có cơ sở vững chắc.

Bản thân người viết và nhiều người nhà từng rơi vào trường hợp bệnh viện “trả về” để theo dõi và điều trị tại nhà. Hầu hết các trường hợp đó bác sỹ đều đã đúng. Có đôi lần, những ca bệnh trở nặng… nhưng đều nằm trong những vấn đề bác sỹ đã căn dặn để theo dõi.

Bệnh nhân đến bệnh viện thì phải được tiếp đón, thăm khám, chăm sóc và điều trị (nếu cần khâu nào). Người bệnh mong chờ mà không được đáp ứng tất nhiên sẽ thất vọng nhưng không thể có chuyện bệnh nhân… chỉ định bác sỹ.

Tết năm nay, khi về quê, người viết chỉ có thể gặp một người bạn thân chớp nhoáng vài phút cũng chỉ vì bạn kín lịch trực trong Tết dù chỉ là bác sỹ mổ ở bệnh viện tuyến tỉnh. Anh bạn tôi cho biết, thời gian vừa rồi, chỉ thêm việc làm nghiên cứu sinh thôi mà anh đã chẳng còn mấy thời gian chơi với con cái, gia đình.

Tôi tin bạn tôi nói thật và bận thật. Hôm đó, nhìn lên bảng trực Tết của bạn tôi mà tôi thầm nghĩ mình thật may mắn khi vẫn còn Tết, vẫn còn được vài ngày chơi Tết với gia đình.

Còn anh bạn tôi và những người bác sỹ khác: Tết vẫn là… trực như bình thường!

Lâu nay, chúng ta đã quen nói về bệnh viện quá tải. Dư luận cần có cái nhìn thông cảm là  bệnh viện quá tải thì đương nhiên sẽ có những bác sỹ quá tải.

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng