Mẹ ơi, con không thích... mũi cao!

Nhiều ông bố, bà mẹ quan niệm vuốt mũi sẽ làm cho sống mũi trẻ cao hơn

Lưu ý chăm con khi trời chuyển lạnh

Chăm con kiểu... "tặc lưỡi"

Chăm con như thế... bằng mười hại con

Mẹ Việt - Mẹ Mỹ và câu chuyện kỹ năng chăm con

Chăm con: Những câu hỏi khiến bạn giật mình

Mũi tẹt, mẹ lo?

Bé mũi tẹt, mẹ có nhiều nỗi lo. Nếu là bé trai mẹ lo không có cái mũi mã đề cao để thăng quan tiến chức, nếu là bé gái mẹ lo sau này không xinh đẹp rồi khó kiếm chồng. Vì vậy các mẹ thì tìm mọi cách thủ công để giúp bé nâng cao sống mũi.

Trẻ sơ sinh thời gian đầu thể trọng phát triển rất nhanh, mặt bé nào cũng tròn trịa bầu bĩnh, nhìn có cảm giác mũi trẻ sẽ hơi tẹt, hai mắt cách xa, nhưng khi lớn, gương mặt của trẻ sẽ có nhiều thay đổi, xương sống mũi có thể sẽ cao hơn. 

Chưa có căn cứ khoa học nào xác thực việc thường xuyên vuốt mũi làm mũi cao hơn

Sự phát triển của xương sống mũi chịu những tác động của các hormone, phải đến khi dậy thì hoặc trưởng thành, xương sống mũi mới hoàn thành quá trình "dựng hình" của mình. Bên cạnh đó, sống mũi cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, tốc độ dậy thì, chế độ dinh dưỡng khi còn nhỏ và những tổn thương đến mũi trong quá trình trưởng thành. Không phải mẹ cứ nắn là bé có mũi xinh. Hiện nay chưa có căn cứ khoa học nào chứng thực việc thường xuyên vuốt mũi có thể làm mũi trở nên thẳng, cũng không có bất kỳ tác dụng thực tế nào.

Thương con hóa hại con?

Khoang mũi của trẻ sơ sinh ngắn hơn người lớn, không có lông mũi, lỗ mũi hẹp, nhiều mạch máu, nếu thường xuyên vuốt mũi của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của bé, làm tổn thương niêm mạc và huyết quản, dẫn tới phản ứng viêm, từ đó dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập, dẫn tới gây bệnh. 

Sống mũi thấp có thể là một biểu hiện của một căn bệnh nào đó, trong khi mẹ cứ cố nắn mũi bé cho đẹp, vô hình chung, có thể làm mất đi dấu hiệu của bệnh. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé và gây khó khăn cho các bác sỹ trong khi xác định triệu chứng.

Mũi cao hay thấp do nhiều yếu tố tác động

Vì vậy, các chuyên gia lưu ý, các bậc cha mẹ không nên quá sốt ruột khi thấy mũi con mình không cao, mà tìm mọi cách để tác động, như vậy không phải là thương con mà là hại con.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội): “Hình dáng mũi của mỗi người (cao hay thấp) là do di truyền nên không thể thay đổi bằng các phương pháp tác động từ bên ngoài như kẹp hay vuốt mũi. Nhiều bậc cha mẹ, ông bà vẫn tin theo kinh nghiệm xưa khi em bé có cái mũi thấp, tẹt thì dùng cách vuốt mũi điều này hoàn toàn không có tác dụng".
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ