Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: AP.
Thủ tướng: "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" tiêm vaccine COVID-19
Hiệu quả của vaccine và các lần mắc COVID-19 trước Omicron BA.1, BA.2 và Delta?
Dòng chảy Sức khỏe+: WHO kêu gọi đẩy mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19
Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tăng mạnh ở nhiều nước Châu Á
Các ca tử vong phần lớn là ở Mỹ (hơn 217.000 ca), tiếp theo là Nga (72.000 ca), Brazil (63.000 ca) và Ấn Độ (45.000 ca). Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO, cho rằng các nước không thể tuyên bố đang "học cách sống chung với COVID-19" khi hàng chục nghìn trường hợp tử vong vẫn xảy ra, dù đã có đầy đủ công cụ cần thiết để ngăn chặn chúng.
"Chúng ta không thể nói rằng đang học cách chung sống với COVID-19 khi mà 1 triệu người đã chết vì đại dịch này chỉ trong năm nay, mặc dù chúng ta đã có hai năm rưỡi bước vào đại dịch và có tất cả các công cụ cần thiết để ngăn chặn những cái chết này" - Tổng giám đốc WHO cho biết, theo ABCNews.
"Chúng tôi yêu cầu các chính phủ tăng cường tiêm chủng cho tất cả nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nhằm đạt độ bao phủ vaccine cho 70% dân số", ông Tedros nói thêm.
Mục tiêu tiêm chủng 70% dân số toàn cầu được WHO đề ra từ trước đó, trong thời điểm dịch bệnh còn nghiêm trọng. Tuy nhiên, 136 quốc gia không đạt cột mốc này, trong đó 66 nước vẫn có tỷ lệ bao phủ vaccine dưới 40%.
Tổng giám đốc WHO cho biết, chỉ có 10 quốc gia có mức độ bao phủ vaccine dưới 10%, hầu hết trong số đó đang phải đối mặt với các tình trạng khẩn cấp về nhân đạo.
“1/3 dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, bao gồm 2/3 nhân viên y tế và 3/4 người lớn tuổi ở các nước thu nhập thấp. Tất cả các nước ở mọi mức thu nhập cần hành động mạnh mẽ hơn, tiêm chủng cho người có rủi ro chuyển nặng, tử vong cao, đảm bảo quyền tiếp cận với các phương pháp điều trị, giải trình tự gene, đưa ra chính sách phù hợp với từng thời kỳ", ông Tedros nói thêm.
Theo Dailymail, Tiến sĩ Derrick Sim, giám đốc điều hành của Gavi, một tổ chức liên minh vaccine quốc tế, cũng cho rằng con số 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 là quá lớn và nhận định đằng sau mỗi cái chết là "một thảm kịch rất chân thực của con người", kêu gọi mọi người không chủ quan trước những thiệt hại của đại dịch với gia đình và cộng đồng.
WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường hành động nhanh chóng, áp dụng biện pháp ngăn chặn "tương xứng" với tốc độ lây truyền của COVID-19, tiếp tục xét nghiệm và phân tích các mẫu bệnh phẩm dương tính, triển khai thuốc men và tăng cường tiêm chủng.
Cho đến nay, phần lớn các nước đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế như đeo khẩu trang, quy định tụ tập đông người. Số xét nghiệm cũng giảm do biến chủng Omicron gây triệu chứng nhẹ, người dân hầu hết tự xét nghiệm tại nhà.
Số ca nhiễm toàn cầu hiện bằng 1/5 mức ghi nhận trong thời kỳ cao điểm của mùa Đông năm ngoái, khi Omicron còn lây lan mạnh. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng con số thực tế có thể cao hơn, bởi xét nghiệm giảm.
Trong 30 ngày qua, biến thể Omicron chiếm 99% các mẫu virus đã thu thập được sau khi giải trình tự gene và đăng tải lên GISAID, bản đồ cập nhật toàn cầu kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2. Trong đó, nhóm các biến thế phụ BA.5 của Omicron vẫn chiếm ưu thế trên toàn cầu với 74%.
WHO cho biết: "BA.5 đang phát triển ngày càng đa dạng với các đột biến bổ sung ở nhiều khu vực kể cả vùng tăng đột biến hay không tăng đột biến".
Kể từ khi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến nay, thế giới đã ghi nhận 6,45 triệu người tử vong vì đại dịch.
Bình luận của bạn