Nguy cơ tàn phế ở những người bị xơ vữa động mạch kèm mỡ máu cao.
Cách phòng xơ vữa động mạch ở người mỡ máu cao
Người mỡ máu cao nên và không nên ăn gì để phòng ngừa xơ vữa động mạch
6 bài tập dành cho người bị mỡ máu cao, phòng xơ vữa động mạch
Mỡ máu cao không có triệu chứng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ
Xơ vữa động mạch là một bệnh hệ thống gây tổn thương các động mạch ở nhiều cơ quan khác nhau. Trong quá trình vận chuyển máu từ tim tới nuôi các cơ quan và các chi, thành động mạch dễ bị tổn thương do tích tụ phân tử lipid có trong máu tạo thành các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ các chất béo, cholesterol và một số các chất khác được tìm thấy trong máu.
Khi mảng xơ vữa ngày càng lớn dần khiến lòng động mạch bị hẹp lại, lượng máu tới nuôi các chi bị giảm đi đáng kể. Dấu hiệu ban đầu có thể thấy là tê bì chân tay, mất cảm giác, chi lạnh và tái nhợt…Lâu dần, quá trình này gây nên tình trạng thiếu máu nuôi các chi, có thể tắc động mạch chi cấp tính.
Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật… Hậu quả là thiếu máu nuôi cấp tính phần chi mà động mạch đó nuôi dưỡng, nếu tình trạng không được giải quyết kịp thời, phần chi sẽ bị hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Đối tượng có nguy cơ tắc động mạch chi cấp tính gồm người có bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, u nhày nhĩ trái, phình động mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch máu; người mắc các bệnh lý tăng đông máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, ung thư; người bị đái tháo đường, người mỡ máu cao.
Ngoài ra, người hút thuốc lá, từ 50 tuổi trở lên hay thường xuyên sử dụng các thuốc ngừa thai, chất gây nghiện cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh?
Cục máu đông ở tĩnh mạch chân rất phổ biến
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tắc mạch chi cấp tính, đó là do cục máu đông từ vị trí khác di chuyển gây tắc mạch, do huyết khối hình thành trên các mạch máu bệnh lý có sẵn và do chấn thương mạch máu.
Nhóm nguyên nhân do cục máu đông di chuyển từ vị trí khác gây tắc mạch hay gặp nhất trong bệnh tim mạch (90% các trường hợp), chủ yếu do loạn nhịp tim (như rung nhĩ), nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim (vôi hóa van tim, cục sùi trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn...) hay các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như phình vách liên thất, u nhầy nhĩ trái... Ngoài nguyên nhân do bệnh tim mạch, chúng ta còn gặp khoảng 10% do các bệnh lý của động mạch như mảng xơ vữa bị loét, các phình động mạch (như phình động mạch chủ bụng, phình động mạch khoeo...).
Nguyên nhân do huyết khối hình thành trên mạch máu bệnh lý như động mạch bị xơ vữa. Trong khi đó, ở những người mỡ máu cao, sự dễ dàng lắng đọng các mảng bám sẽ càng nhiều ở thành mạch máu làm thành mạch trở nên xơ cứng và tắc nghẽn sự lưu thông máu trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, khi các mảng xơ vữa này bong ra, rơi xuống dòng chảy của máu sẽ vón lại tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây tắc mạch máu dẫn đến các chi, khiến tắc mạch chi cấp tính hay gây tắc mạch máu dẫn đến não bộ khiến đột quỵ não.
Còn lại, nhóm nguyên nhân cuối cùng cũng ngày càng phổ biến là các chấn thương và vết thương mạch máu, gây đụng giập mạch máu, sẽ hình thành huyết khối gây tắc mạch hoặc do phù nề tổ chức, chèn ép gây tắc mạch.
Phòng ngừa nguy cơ tàn phế ở những người bị xơ vữa động mạch
Để phòng ngừa nguy cơ cắt cụt chi ở những người bị xơ vữa động mạch, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát tốt huyết áp, giữ đường huyết ổn định và đặc biệt giảm tình trạng mỡ máu tăng cao.
Người bệnh cần hạn chế ăn mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà mà thay thế vào đó là dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì chúng có chứa nhiều cholesterol. Không nên ăn các loại lòng như lòng lợn, lòng trâu, bò và hạn chế ăn tôm, trứng. Không nên ăn các loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều acid béo bão hòa, dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch nói chung.
Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn, bổ sung chất xơ, hoa quả và những chất tốt cho thành động mạch vào thực đơn hàng ngày.
Người bị xơ vữa động mạch cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng thêm một số sản phẩm thảo dược có chứa đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương lên men Nhật Bản. sản phẩm từ thảo dược có thể giúp hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, ngăn xơ vữa động mạch tiến triển nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tốt hơn hết, bạn nên chọn các sản phẩm uy tín, được chứng minh hiệu quả trong Dự án Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 và đã được cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn bởi Liên hiệp Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương New là sản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13.
sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).
CÔNG DỤNG:
Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch
– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.
* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.
– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Chú ý:
– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP
Số XNQC là: 1475/2020/XNQC -ATTP
Bình luận của bạn