Kỳ tích nối liền cẳng chân đứt lìa sau một tuần "nuôi" ở chân lành

Ngành y tế luôn tìm giải pháp chăm sóc và điều trị cho người bệnh ngày một tốt hơn

Những thành tựu y học quốc tế nổi bật nhất trong năm 2022

Thêm nhiều thành tựu y khoa giúp bảo vệ sức khỏe người dân

Những thành tựu và đổi mới trong lĩnh vực y học tuần qua

BioNTech thử nghiệm thuốc điều trị và vaccine ung thư công nghệ mRNA tại Anh

Kỳ tích Y học Việt Nam: Nối thành công cẳng chân bị đứt lìa sau một tuần "nuôi" ở chân lành

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện thành công ca nối cẳng chân bị đứt rời sau khi được "nuôi" ở chân lành. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện ở Việt Nam.

Bệnh nhân 41 tuổi, bị tai nạn giao thông ngày cuối năm 2022. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng tỉnh, đứt rời đứt 1/3 giữa cẳng chân phải, phần cơ bị dập nát nhiều, không được sơ cứu và bảo quản, dính nhiều dị vật là đất, cát, kèm theo chấn thương ở đầu và ngực khá nghiêm trọng.

Sau khi cấp cứu hồi sức và kiểm tra các xét nghiệm cân lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được kíp trực hội chẩn khẩn và chỉ định nuôi giữ cẳng chân phần đứt lìa chờ nối lại giúp người bệnh có cơ hội giữ chân, tránh tàn phế.

Thành công này chứng minh việc cấy ghép các bộ phận của cơ thể đến một vị trí khác để nuôi tạm chờ tái tạo lại đúng vị trí hoàn toàn khả thi

Thành công này chứng minh việc cấy ghép các bộ phận của cơ thể đến một vị trí khác để nuôi tạm chờ tái tạo lại đúng vị trí hoàn toàn khả thi

BSCKII Võ Thái Trung - Phó Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, phẫu thuật viên chính của cuộc phẫu thuật cho biết, sau hơn một tuần thực hiện kỹ thuật cấy ghép tạm thời cẳng chân đứt lìa vào chân bên lành để "nuôi" trước khi nối lại hoàn thiện, các phẫu thuật viên đã thực hiện thành công nối cẳng chân bị đứt rời vào chân bị gãy. Ca phẫu thuật đã kéo dài 15 tiếng liên tục.

Hiện nay, sức khoẻ bệnh nhân đã tốt, cẳng chân sau ghi được ghép nối trả lại đã ổn định, người bệnh có thể xuất viện trong thời gian tới.

Phẫu thuật cứu thai phụ bị sản giật

Các bác sĩ khoa Phụ sản của Bệnh viện E đã cứu sống thành công thai phụ bị sản giật nguy hiểm. Đặc biệt, thai phụ này còn mắc bệnh beta thalassemia vẫn đang phải truyền máu định kỳ. Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh khó với nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ con, nhất là khi các bác sỹ không đo được nhịp tim của thai nhi qua máy monitor.

Chỉ sau 10 phút đến cấp cứu ở Bệnh viện E, thai phụ được đưa vào phòng mổ. Ca mổ diễn ra trong sự căng thẳng lo lắng và hồi hộp của thầy thuốc và gia đình thai phụ. Sự phối hợp chuyên nghiệp và chặt chẽ giữa các khoa: Phụ sản, Nội Nhi tổng hợp và Gây mê hồi sức đã giúp các phẫu thuật viên dành sự sống cho hai mẹ con thai phụ đang ở lằn ranh mong manh này.

Hiện bé đã có phản xạ sơ sinh, da hồng hào và tự thở được. Người mẹ đã được chuyển về khoa Phụ sản để tiếp tục điều trị với tình trạng sức khỏe hồi phục tốt.

Cứu sống bé gái sinh non bị thủng ruột

Bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ theo dõi trẻ

Bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ theo dõi trẻ

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cứu sống bé gái sinh non bị thủng ruột khi còn trong bụng mẹ. Bé gái chào đời ngày 24/12/2022 khi mới 35 tuần tuổi và nặng 2,9kg.

Quá trình mang thai, trong lần siêu âm thai định kỳ ở tuần thứ 25, mẹ bé đã phát hiện bé có bất thường ở đường tiêu hóa. Khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình ngay lập tức đưa sản phụ vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Qua thăm khám các bác sỹ có chỉ định mổ bắt thai.

Ngay sau mổ, trẻ tím tái, không khóc, tim chậm, bụng chướng căng. Trẻ được chẩn đoán tắc ruột sơ sinh trên bệnh nhân suy hô hấp, viêm phúc mạc thời kỳ bào thai. Các bác sỹ đã tiến hành ca mổ kéo dài 3,5 giờ, vừa hồi sức vừa mổ kèm truyền máu đễ gỡ dính toàn bộ quai ruột cho trẻ.

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Sơn - Phó trưởng khoa Ngoại nhi tổng hợp, đây là ca phẫu thuật rất khó vì bệnh nhi bị thủng ruột trong thời kỳ bào thai, dẫn đến các quai ruột dính kết thành một khối.

Sau phẫu thuật 7 ngày, tình trạng sức khỏe trẻ ổn định. Các bác sỹ cũng đã hướng dẫn người nhà cách chăm sóc đúng cho trẻ sau khi ra viện.

Trước đây, với các trường hợp bị viêm phúc mạc bào thai, chỉ khoảng 1/35.000 trẻ sinh ra sống. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của nhiều chuyên khoa trong những năm gần đây, tỷ lệ sống của các trường hợp mắc bệnh này đã được nâng lên cao hơn.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin