Y tế tuần qua: Việt Nam đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19

Việt Nam tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 dù một số quốc gia châu Âu ngừng tiêm

Y tế tuần qua: Việt Nam tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam chính thức có vaccine COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ có vaccine COVID-19 trong tháng 2

Y tế tuần qua: Bùng phát COVID-19 ở Hải Dương, Quảng Ninh

Y tế tuần qua: Hà Giang, Điện Biên xuất hiện các ca COVID-19 đầu tiên

Lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại 21 tỉnh, thành phố
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã chỉ đạo lập 6 đoàn để kiểm tra vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc ở 21 tỉnh thành. Đây là kế hoạch hướng tới “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm", đồng thời tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về ATTP nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.

Việt Nam chưa chấp nhận hộ chiếu vaccine
Hộ chiếu vaccine là một khái niệm khá mới, chỉ một dạng thẻ chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa công nhận hộ chiếu vaccine. Người có hộ chiếu vaccine nhập cảnh vào Việt Nam vẫn phải cách ly 14 ngày.

Việt Nam tiếp tục tiêm vaccine COVID-19 AstreZeneca
Tính đến nay, sau 5 ngày triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19, Việt Nam đã có 5.248 người được tiêm vắc xin này. Theo các báo cáo, không có trường hợp xuất hiện đông máu nào, chỉ có một số phản ứng sau tiêm đã được dự báo trước. Vì vậy, Việt Nam vẫn sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng này như kế hoạch.

Bộ Y tế thông báo phương án tiếp nhận, cung ứng 60 triệu liều vaccine COVID-19
Lãnh đạo Bộ Y tế vừa cho biết đã có kế hoạch tiếp nhận và cung ứng 60 triệu liều vaccine COVID-19 do COVAX Facility (COVAX) cung cấp và từ nguồn nhập khẩu. Theo đó, lịch trình cung ứng 60 triệu liều vaccine COVID-19 tại Việt Nam, bao gồm 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca sẽ do Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) chuyển giao theo nguyên tắc phi lợi nhuận và 30 triệu liều vaccine COVID-19 từ COVAX.

Hai mẹ con người Hải Phòng dương tính COVID-19 tại Australia
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), xuất hiện 2 ca bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 đi từ Nội Bài sang Australia ngày 28/2/2021. Đây là hai mẹ con Việt Kiều có địa chỉ thường trú tại 184 đường Nguyễn Công Trứ, quận Lê Chân, Hải Phòng. Hai mẹ con này có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 ở Việt Nam trước khi bay nhưng lại nhận kết quả dương tính tại Australia sau khi xét nghiệm lại.

Cảnh báo lừa đảo mua bán vaccine phòng COVID-19
Cơ quan Chống gian lận Châu Âu (The European Anti-Fraud Office (OLAF) cảnh báo chính phủ các nước cảnh giác về việc gian lận, lừa đảo trong mua bán vaccine phòng COVID-19. Trong tuyên bố này, OLAF cho biết đã có hiện tượng các tổ chức, cá nhân mạo danh mời chào vacicne giả nhằm lừa gạt và trục lợi.

Nhiều người có phản ứng phụ sau tiêm phòng COVID-19
Việt Nam đã trải qua 5 ngày liên tiếp tiêm vaccine phòng COVID-19. Sau 5 ngày triển khai kế hoạch tiêm phòng, hiện đã có 5.248 người được tiêm. Theo ghi nhận, có nhiều người bị phản ứng phụ nhưng không có ca nào nghiêm trọng. Xuất hiện những phản ứng như sốt nhẹ, đau tại vị trí tiêm, mỏi cơ. Có 2 trường hợp được ghi nhận bị sốc phản vệ độ 2 tại Gia Lai. Tuy nhiên sau khi nghỉ ngơi, sức khỏe đều đã ổn.

Việt Nam sẽ có thêm 5.6 triệu liều vaccine trong tháng 3 và 4
Trong tháng 3-4/2021, Việt Nam sẽ nhận được 4.177.000 liều vaccine phòng COVID-19 do COVAX Facility hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cung ứng. Cụ thể là trong ngày 25/3 Việt Nam sẽ đón nhận 1.373.800 liều vaccine và trong tháng 4 sẽ tiếp nhận 2.803.200 liều vaccine. Tất cả đều là vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Cũng trong tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 1,48 triệu liều vaccinephòng COVID-19 của AstraZeneca do Bộ Y tế mua thông qua VNVC.

Việt Nam chính thức tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Sáng 8/3, Việt Nam chính thức tiêm những mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trong một chương trình tiêm chủng mở rộng lớn nhất từ trước đến nay, với khoảng 100 triệu mũi trong năm 2021. Các địa điểm tiêm đầu tiên gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW (Hà Nội) dưới sự giám sát của các đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Xuân Tuyên và Trần Văn Thuấn dẫn đầu.

Tình hình COVID-19 thế giới
Tính cho đến 6h00 ngày 13/3, thế giới có tổng cộng 119.579.650 người mắc, 2.650.462 người tử vong. Mỹ vẫn là nước có số ca mắc (29.988.126 ca) và tử vong (545.324 ca) cao nhất. Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại cũng đã có tổng cộng 2550 ca mắc, 35 ca tử vong và 2086 ca khỏi bệnh.

Nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca
Ngày 11/3, Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã tạm ngừng chương trình tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau khi ghi nhận các trường hợp xuất hiện cục máu đông sau tiêm chủng. Trước đó, tại Áo đã có 1 ca tử vong do rối loạn đông máu và 1 ca bệnh do thuyên tắc phổi sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

WHO khuyến nghị tiếp tục dùng vaccine AstraZeneca
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, hiện không có lý do gì khiến các nước phải ngừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược AstraZeneca sản xuất. Tại một cuộc họp báo hôm 12/3, phát ngôn viên WHO Margaret Harris cho biết, đây là một vaccine tốt và hiện các chuyên gia chưa phát hiện bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào giữa việc tiêm vaccine này với các vấn đề sức khỏe của người dùng.

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ vaccine
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 12/3 đã lên án việc một số nước phát triển đang tích trữ vaccine ngừa virus corona chủng mới giữa lúc phần còn lại trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo chưa được tiếp cận nguồn cung ứng. Ông kêu gọi thế giới cùng chung tay để sản xuất và phân phối đủ vaccine cho tất cả mọi người.

Mỹ phát hiện hàng nghìn ca nhiễm biến thể mới
Dữ liệu thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, tính đến ngày 11/3, nước này phát hiện gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới, dễ lây lan hơn. Trong đó, 3.701 ca mắc B.1.1.7, biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh; 108 ca nhiễm biến thể B.1.351 có nguồn gốc ở Nam Phi và 17 ca nhiễm biến thể P.1 được tìm thấy đầu tiên tại Brazil.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn