Yến sào, lộc nhung: Đồ bổ ăn sao cho bổ

Yến sào là món ăn bổ dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng

Nhung hươu giúp nam giới thêm sinh lực

Việt Nam đi đầu trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng

“Siêu cấp” dinh dưỡng từ gan động vật

Dinh dưỡng tốt - bệnh mau lui

Với người bệnh, dinh dưỡng quan trọng như thuốc

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, khái niệm ăn no - mặc ấm dần được chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp. Con người siêng năng tẩm bổ cho cơ thể bằng những món ăn bổ dưỡng, bất chấp giá tiền cao đến mức nào. Chưa hết những loại thực phẩm này khi chế biến cũng rất công phu tốn nhiều công sức, thời gian. Nhưng ít ai biết rằng đồ bổ nếu dùng không đúng sẽ hóa thành hại. Vậy,  đồ bổ ăn sao cho bổ?

Trước tiên, việc tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và cách dùng, số lượng sẽ giúp bạn hiểu rõ công dụng, người có thể trạng thế nào thì nên dùng và không nên dùng để không lãng phí những món đồ bổ đắt tiền này như yến sào, bào ngư, vi cá, lộc nhung...

Tổ yến chứa nhiều acid amin 

Yến sào

Chứa các chất bao gồm: Glyco và protein, với các loại chất xơ hòa tan cơ thể dễ hấp thu, yến sào còn có đến 18 loại axit amin khác nhau như: acid aspatic, serine, tyrosine, valine, arginine, leucine…

Đặc biệt acid sialic với hàm lượng 8,6% và tyrosine, collagen là những chất có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm xạ, chất độc và có tác dụng kích thích sinh trưởng hồng cầu, chống lão hóa. Ngoài ra, yến sào còn giúp con người ổn định trí nhớ với các nguyên tố có ích như: mangan, đồng, kẽm.

Để yến sào mang đến lợi ích cho sức khỏe người dùng nên chú ý những người có thể trạng béo mập, da mét, chân tay lạnh, cao huyết áp, thường bị đau bụng, lạnh bụng, khó tiêu thì không nên dùng.

Xin lưu ý thêm, bạn không nên chưng tổ yến quá 30 phút và nên chưng cách thủy riêng, sau đó mới trộn với các loại thực phẩm khác để tránh làm mất chất và khiến tổ yến bị tan hết không còn độ giòn nhẹ và dai của các sợi yến nguyên thủy. 

Vi cá mập

Món súp vi cá là món ăn bổ dưỡng rất được ưu thích của người Châu Á. Cùng với canh bào ngư, chè tổ yến thì súp vi cá được gọi là cực phẩm của nhân gian. Ngoài đắt tiền ra chúng còn mang đến cho người dùng lợi ích về sức khỏe.

Trong sụn cá mập có chứa glucosamine mà chondroitin có tác dụng kích thích tế bào sụn sản xuất proteoglycan và collagen, ức chế các men phá hủy sụn, cung cấp dinh dưỡng, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp.

Ngoài việc hỗ trợ điều trị viêm khớp, bảo vệ xương khớp thì chondroitin còn giúp nuôi dưỡng và tái tạo các tế bào của giác mạc giúp mắt không bị khô.

Giống như yến sào, vi cá mập chứa đến 89% là chất đạm nên những người có thể trạng béo mập, da mét, chân tay lạnh, cao huyết áp, thường bị đau bụng, lạnh bụng, khó tiêu thì không nên dùng.

Và không nên dùng quá nhiều vi cá mập vì chất chondroitin có trong vi cá có thể gây ức chế hệ miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể không nên dùng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
 Nên cân nhắc kỹ, chọn lựa cửa hàng uy tín khi mua các loại cực phẩm này.

Bào Ngư

Theo y học cổ truyền bào ngư là loại thực phẩm có thể dùng cả vỏ và thịt để làm thuốc. Vỏ bào ngư có nhiều calci carbonat. Thịt bào ngư có nhiều chất dinh dưỡng với tỷ lệ protid, lipid và các vitamin cao.

Bào ngư có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, giảm viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, viêm khí phế quản cấp mạn tính, lao phổi, ho gà (âm hư, nội nhiệt, phế hư...), kinh nguyệt không đều, huyết trắng, táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu và giúp ức chế tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, không phải dùng nhiều bào ngư có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hay mau chống hết bệnh được. Với thành phần chất dinh dưỡng khá cao, bạn không nên quá nôn nóng khi dùng loại cực phẩm này.

Nếu dùng bào ngư tươi sống để làm thức ăn bạn chỉ nên dùng khoảng 2 con cho một lần. Nếu dùng bào ngư khô chỉ cần khoảng 20g lần và nên dùng cách nhau 2-3 ngày/lần.

Những người phong thấp, nước giải nhiều axit không nên dùng bào ngư. Người cúm phát sốt, âm suy họng đau, nấm da không nên ăn. Bào ngư kỵ với thịt gà, thịt lợn rừng, gan bò. Bào ngư khi ăn cần phải nấu thật chín. Có một số người khi ăn bào ngư sẽ có cảm giác đau dạ dày. Vì bào ngư chứa quá nhiều chất đạm gây khó tiêu hóa.

Những người phong thấp, nước giải nhiều không nên dùng bào ngư

Nếu dùng bào ngư tươi sống để làm thức ăn bạn chỉ nên dùng khoảng 2 con cho một lần. Nếu dùng bào ngư khô chỉ cần khoảng 20g lần và nên dùng cách nhau 2-3 ngày/lần.

Những người phong thấp, nước giải nhiều acid không nên dùng bào ngư. Người cúm phát sốt, âm suy họng đau, nấm da không nên ăn. Bào ngư kỵ với thịt gà, thịt lợn rừng, gan bò. Bào ngư khi ăn cần phải nấu thật chín. Có một số người khi ăn bào ngư sẽ có cảm giác đau dạ dày. Vì bào ngư chứa quá nhiều chất đạm gây khó tiêu hóa.

Lộc nhung

Là sừng non của hươu đực. Khi sừng non mới nhú lên có một lớp lông mịn nên ngoài tên gọi nhung hươu còn được gọi là lộc nhung. Theo y học cổ truyền nhung là một loại thuốc quý.

Nhung có vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc, quy kinh can, thận, tác dụng bổ thận tráng dương, chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu, thiếu máu, ốm lâu ngày, suy yếu chức năng tình dục, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa bệnh ung thư nhất là ung thư vú ở phụ nữ.

Trong lộc nhung có chứa đến 50% hàm lượng protein và có hơn 25 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Với những công dụng trên của Nhung nhưng bạn cần phải biết cách sử dụng mới đạt được hiệu quả tối đa.

 
Lộc nhung có chứa đến 50% hàm lượng protein

Trong lộc nhung có chứa đến 50% hàm lượng protein và có hơn 25 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Với những công dụng trên của Nhung nhưng bạn cần phải biết cách sử dụng mới đạt được hiệu quả tối đa.

Theo dược sỹ Lê Kim Phụng - nguyên giảng viên trường Đại Học Y Dược, TP. HCM: “Đối với những người sử dụng lộc nhung dưới dạng hoàn, thuốc tễ có chứa bột Nhung chỉ nên dùng 1-3g chia là ba lần/ngày. Với trẻ em còi xương, chậm lớn, người suy nhược, liệt dương, tiểu đêm, huyết áp thấp, nên dùng bột Nhung khoảng 0,5 - 1g cho vào trứng gà hấp chín, ăn vào sáng sớm, bụng đói dùng trong 20 ngày liên tục rồi ngưng. Nếu dùng nhung ngâm rượu chỉ cần khoảng 20g nhung tươi ngâm với khoảng 500ml rượu trong vòng 2 tuần, uống mỗi trước ăn từ 1 - 2 muỗng cà phê sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Cách này tốt cho nam giới thận suy, lạnh lưng, đau lưng, mỏi gói, liệt dương và di tinh”.

Ngoài ra, những người gầy, hay sốt về chiều, môi khô, miệng khát, táo bón, tiểu ít, hay bị tiêu chảy, đầy bụng, lạnh bụng, người hẹp van tim, có độ máu đông cao và những người viêm thận nặng không nên dùng lộc nhung. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp