Một số bệnh giao mùa trẻ thường mắc phải như: cảm cúm, ho, sốt, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp, viêm phế quản
Vệ sinh môi trường sau bão, lụt để bảo vệ sức khoẻ
Ô nhiễm ánh sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt ở giới trẻ
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực ở trẻ em?
Phòng tránh tai nạn bỏng trong sinh hoạt hàng ngày ở trẻ em
Theo TS.BS chuyên khoa Nhi Lê Ngọc Duy, trẻ em dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa do nhiều yếu tố, bao gồm:
Thứ nhất, do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, môi trường đột ngột: thời điểm giao mùa thường đi kèm với sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm này khiến cơ thể trẻ khó thích nghi kịp, làm suy giảm khả năng miễn dịch, dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
Thứ hai, trong thời điểm giao mùa, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp thường tăng cao, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ nếu tiếp xúc gần với người bệnh trong gia đình, trường học, hoặc nơi công cộng.
Thứ ba, thói quen vệ sinh chưa tốt và chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ. Trẻ thường có thói quen đưa tay lên miệng, mũi, mắt mà không rửa tay, dễ dàng đưa các tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn không đủ dinh dưỡng cần thiết, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thứ năm, do tiếp xúc với các chất gây dị ứng: thời điểm giao mùa thường liên quan đến tăng các tác nhân gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, nấm mốc, bụi….làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng và các bệnh đường hô hấp ở trẻ.
TS. BS. Lê Ngọc Duy chỉ ra thêm một số biện pháp phòng, chống bệnh giao mùa cho trẻ như:
- Giữ ấm cơ thể trẻ
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
- Tiêm phòng đầy đủ
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- Khuyến khích hoạt động thể chất
Bình luận của bạn