Chế độ ăn và tập luyện chưa khoa học có thể gây hại cho hệ miễn dịch
5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn
Ăn cà rốt baby để đẹp da, tăng cường miễn dịch
5 thức uống chống viêm nên thưởng thức hàng ngày
Loại nấm nào tốt nhất cho sức khoẻ?
Bổ sung quá nhiều kẽm
Kẽm là thực phẩm bổ sung thường được sử dụng cho người cảm thấy hay ốm vặt, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch. Nghiên cứu còn cho thấy, kẽm hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm COVID-19 hiệu quả. Nhưng điều này không có nghĩa là uống càng nhiều kẽm thì càng tốt cho hệ miễn dịch.
Bổ sung lượng kẽm quá lớn sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ sắt và đồng – 2 vi chất quan trọng với sức đề kháng. Đơn cử, vi chất đồng giúp hình thành tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính và tế bào lympho, giúp cơ thể chống chọi với mầm bệnh.
Bạn có thể bổ sung kẽm vào chế độ ăn qua thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, thịt gà. Trường hợp muốn dùng viên uống kẽm cần trao đổi với bác sĩ, dùng liều lượng phù hợp.
Thực hiện chế độ ăn ít chất béo
Chế độ ăn cắt giảm chất béo có vẻ lành mạnh, nhưng lại có thể gây thiếu hụt những chất béo cần thiết cho chức năng miễn dịch và sức khỏe. Trong dầu olive, quả bơ, một số loại hạt, cá béo… chứa chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6. Đây là thành phần cần thiết để tổng hợp eicosanoid - những phân tử truyền tín hiệu điều khiển quá trình viêm và đáp ứng miễn dịch trong cơ thể.
Lối sống quá sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sạch sẽ thái quá lại làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể không được tiếp xúc và làm quen với hệ vi sinh vật đa dạng.
Các nhà khoa học ủng hộ “thuyết vệ sinh” cho rằng, người ít tiếp xúc với mầm bệnh trong thời thơ ấu có nguy cơ mắc bệnh dị ứng và bệnh tự miễn cao hơn. Khi bạn giữ môi trường sống quá sạch sẽ và “vô trùng”, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ phản ứng quá mức ngay cả với những chất vô hại.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ qua các bước vệ sinh cơ bản như rửa tay hàng ngày. Rửa tay sạch vẫn là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật.
Tập thể dục quá sức
Trong khi tập thể dục đều đặn giúp cải thiện hệ miễn dịch, người tập những bài tập quá sức lại đang làm suy yếu sức đề kháng. Theo đó, tập cường độ cao hoặc tập liên tục không đủ thời gian phục hồi sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều "hormone căng thẳng" cortisol. Cortisol tăng cao sẽ ức chế chức năng của tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị ốm và nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, tập thể dục quá sức dễ gây ra mệt mỏi, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp.
Người thường xuyên vận động cường độ cao nên ưu tiên thời gian phục hồi, đảm bảo cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi để tăng cường miễn dịch.
Uống rượu, kể cả vang đỏ
Thói quen uống rượu thường xuyên, kể cả thức uống được coi là giàu chất chống oxy hóa như vang đỏ, đều ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch. Đồ uống có cồn làm suy giảm chức năng miễn dịch, ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tế bào miễn dịch. Rượu bia còn làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột vốn có nhiệm vụ điều hòa miễn dịch.
Do đó, người muốn tăng sức đề kháng cần thận trọng cân nhắc rủi ro trước khi thưởng thức rượu bia.
Vitamin C, vitamin D, kẽm và chất chống oxy hóa là những dưỡng chất có khả năng tăng cường miễn dịch. Nhiều người chỉ phụ thuộc vào viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất mà chưa quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày. Trong khi đó, thực phẩm toàn phần như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp đa dạng các loại dưỡng chất thực vật như polyphenol, flavonoid giúp giảm viêm, tăng đề kháng.
Bình luận của bạn