Ô nhiễm ánh sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt ở giới trẻ

Ô nhiễm ánh sáng có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh Alzheimer

Dầu cá có thể giúp ngăn ngừa mắc bệnh Alzheimer?

4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer liên quan đến ăn thịt và thực phẩm chế biến sẵn

Một nghiên cứu mới được đăng trải trên tạp chí Khoa học Thần Kinh thuộc Nhà xuất bản Frontiers (Frontiers in Neuroscience) đã phát hiện ra rằng, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm hay còn gọi là “ô nhiễm ánh sáng” có thể khiến nhiều người mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt là những người dưới 65 tuổi.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Robin Voigt Zuwala – Tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu nhịp sinh học tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago cho biết: “Các nghiên cứu khác cho thấy ô nhiễm ánh sáng có liên quan đến nhiều chứng rối loạn và bệnh tật, chẳng hạn như các vấn đề về giấc ngủ, béo phì và thậm chí là ung thư”. Bà cũng cho biết thêm, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm cũng có thể gây hại cho sức khoẻ não bộ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao như: do di truyền, có kiểu gen APOE4+ (yếu tố nguy cơ di truyền mạnh nhất đối với bệnh Alzheimer) hoặc các bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ như bệnh tim mạch.

Tại sao những người trẻ tuổi lại dễ bị tổn thương hơn?

Qua việc phân tích dữ liệu vệ tinh thu thập từ năm 2012 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã đánh giá cường độ ánh sáng ban đêm trung bình tại từng tiểu bang và quận trên toàn nước Mỹ (trừ Hawaii và Alaska). Bằng cách so sánh dữ liệu này với số liệu về bệnh Alzheimer thu thập từ Medicare (chương trình bảo hiểm y tế quốc gia tại Mỹ), các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa mức độ ánh sáng ban đêm và tỷ lệ mắc bệnh. Đồng thời, họ cũng kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác của bệnh Alzheimer để đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác hơn.

Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Voigt-Zuwala và cộng sự đã phát hiện ra một mối liên hệ đáng chú ý giữa ô nhiễm ánh sáng ban đêm và bệnh Alzheimer. Đối với người trên 65 tuổi, mặc dù ô nhiễm ánh sáng là một yếu tố nguy cơ đáng kể, nhưng các yếu tố như bệnh đái tháo đường, huyết áp cao và đột quỵ lại có mối liên hệ chặt chẽ hơn với bệnh này. Tuy nhiên, ở nhóm người dưới 65 tuổi, cường độ ánh sáng ban đêm lại là yếu tố nguy cơ số 1. Điều này cho thấy, người trẻ tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác động của ánh sáng ban đêm đối với sức khỏe não bộ. Lý do là bởi, những người trẻ tuổi thường có xu hướng thức khuya để tham gia hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó gây rối loạn nhịp sinh học.

Nhịp sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động của cơ thể. Khi nhịp sinh học bị xáo trộn, nó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến tình trạng rò rỉ ruột. Điều này khiến cơ thể trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương trước các yếu tố gây căng thẳng và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngủ càng ít thì nguy cơ mắc Alzheimer càng tăng

Tiến sĩ Yuko Hara, một chuyên gia hàng đầu về bệnh Alzheimer, cũng đánh giá cao kết quả nghiên cứu này. Bà cho rằng việc ngủ đủ giấc, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ của các protein độc hại như beta amyloid - một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Khi ngủ, não bộ sẽ tiến hành quá trình thanh lọc, loại bỏ các chất độc hại này. Do đó, việc thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe não bộ và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, duy trì một giấc ngủ ngon là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc sở hữu yếu tố di truyền liên quan đến bệnh Alzheimer sớm phát như kiểu gen APOE4+ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi kết hợp với việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Mặc dù đây là một phát hiện đáng chú ý, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng cần có thêm các nghiên cứu để làm rõ cơ chế tương tác giữa gen và môi trường trong việc gây ra bệnh Alzheimer.

Ánh sáng từ các thiết bị điện tử vào ban đêm cũng có thể là nguyên nhân

Tiến sĩ Claire Sexton, Giám đốc Cấp cao về các chương trình Khoa học và Tiếp cận Cộng đồng tại Hiệp hội Alzheimer đã chỉ ra rằng, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một phần của vấn đề, đó là ánh sáng ngoài trời. Bà cho rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, vốn được biết đến là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ, cũng cần được nghiên cứu kỹ hơn.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng được phát ra từ các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng được phát ra từ các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.

Tiến sĩ Yuko Hara cũng đồng tình với quan điểm này và nhấn mạnh rằng ánh sáng xanh có thể thúc đẩy sự tỉnh táo, gây khó khăn cho việc ngủ ngon. Cả hai chuyên gia đều cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để làm rõ mối liên hệ phức tạp giữa ánh sáng, giấc ngủ và bệnh Alzheimer.

Hạn chế tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng vào ban đêm, có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường tối tối để ngủ ngon. Để làm được điều này, các tác giả của nghiên cứu nói trên đã đề xuất một số biện pháp đơn giản như:

-         Lắp rèm cản sáng.

-         Đeo mặt nạ khi ngủ.

-         Sử dụng các loại đèn có ánh sáng ấm áp.

-         Loại bỏ những luồng ánh sáng không cần thiết bên ngoài căn nhà.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh