7 điều bạn nên biết về bệnh rối loạn nhịp tim

Người bị nhịp tim nhanh thường trải qua các cơn trống ngực, hồi hộp

Làm việc căng thẳng khiến bạn dễ mắc bệnh tim nguy hiểm này!

Ngoài giảm cân, 6 điều này cũng giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh, hồi hộp, thiếu tự tin có phải bị rối loạn nhịp tim?

Trầm cảm có thể làm tăng cao nguy cơ rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Mọi người thường không chú ý tới trái tim cho tới khi bản thân gặp phải các triệu chứng bất thường như đau tức ngực, khó thở, trống ngực… Tuy nhiên, tới thời điểm này, rất có thể bạn sẽ phải trả giá vì sự thiếu hiểu biết của mình về các bệnh tim mạch. Để phòng ngừa các bệnh tim nguy hiểm, trong đó có rối loạn nhịp tim, hãy cùng BS. Suresh Rao từ Bệnh viện Fortis Malar (Ấn Độ) tìm hiểu về căn bệnh này:

Rối loạn nhịp tim là gì?

Nhịp tim bình thường sẽ nằm trong khoảng 70 - 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, nếu trái tim bắt đầu đập nhanh hơn hoặc chậm hơn, bạn sẽ bắt đầu bị rối loạn nhịp tim. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ tim đang co lại bất thường, không có nhịp điệu cụ thể. Rối loạn nhịp tim có thể gây cản trở tuần hoàn và nhịp thở, trong một vài trường hợp có thể gây suy tim, đột quỵ và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh

Trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là vô căn, có nghĩa là không rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị tật tim bẩm sinh, bệnh mạch vành và suy tim có thể gây thay đổi cấu trúc tim, dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, tiêu thụ một số thực phẩm giàu caffeine (như cà phê, nước tăng lực), hút thuốc lá (có chứa nicotine), uống nhiều rượu bia và sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng tới các tín hiệu điện quy định nhịp tim.

Các triệu chứng rối loạn nhịp tim thường bị lầm tưởng với nhiều căn bệnh khác

Triệu chứng rối loạn nhịp tim thường bị nhầm thành mệt mỏi do tuổi già

Các triệu chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đôi khi còn choáng váng, ngất xỉu. Các triệu chứng này thường bị bỏ qua hoặc đánh đồng với những tình trạng ít nguy hiểm hơn như lão hóa, căng thẳng… Điều này thực sự nguy hiểm vì trong một vài trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới đau tức ngực, đột quỵ, đe dọa tới tính mạng.

Đây là một căn bệnh có thể được điều trị

Quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn nhịp tim. Biết được điều gì khiến tim bạn đập nhanh/chậm hơn bình thường có thể giúp khôi phục lại nhịp tim ban đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sỹ để được tư vấn các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim hoặc thực hiện phẫu thuật triệt đốt rối loạn nhịp tim… Nếu tất cả những biện pháp trên vẫn không có hiệu quả, phẫu thuật ghép tim sẽ có thể giúp khắc phục các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

Lối sống của bạn có thể làm trầm trọng thêm một vài triệu chứng bệnh

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia có thể thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trống ngực, khó thở… ở người bệnh rối loạn nhịp tim. Thêm vào đó, nếu không kiểm soát tốt các căn bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh van tim… bạn sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông gây suy tim, đột quỵ.

Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau

Các loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất bao gồm: Nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, ngoại tâm thu…

Có thể dùng Đông y để trị rối loạn nhịp tim

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, các hoạt chất sinh học trong những thảo dược như khổ sâm, đan sâm, vàng đằng… có khả năng cân bằng và điều hòa lại các rối loạn nhịp tim một cách tự nhiên, bền vững mà không gây ra tác dụng phụ.

Trong rễ của khổ sâm chứa hai hoạt chất chính là matrine và oxymatrine, có tác dụng trực tiếp lên cơ tim để giúp điều hòa lại các rối loạn nhịp tim. Hoạt chất tanshinone IIA trong đan sâm có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các kênh ion, ổn định điện thế của màng tế bào, làm giảm hoặc ngăn chặn rối loạn nhịp tim. Thêm vào đó, hoạt chất berberin trong hoàng đằng có tác dụng ức chế kênh kali ra khỏi tế bào, nhờ đó giúp giảm nhịp tim nhanh.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Tại Việt Nam, bài thuốc trị rối loạn nhịp tim bằng Đông y với Khổ sâm, Đam sâm và Vàng đằng đã được ứng dụng bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh một cách an toàn và hiệu quả.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm, dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Tim đập nhanh, trống ngực: Nguyên nhân và cách ổn định nhịp tim - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch