- Chuyên đề:
- Suy tim
Dấu hiệu nào cho thấy chức năng bơm máu của tim suy yếu hơn so với bình thường?
Bị suy tim và rung nhĩ nên điều trị thế nào, dùng thảo dược không?
Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?
Những nguyên nhân nào có thể gây suy tim phải?
Tại sao suy tim gây khó thở và làm sao để giảm nhẹ?
Nguyên nhân suy tim
Khi tuổi tác tăng cao, cơ thể bắt đầu gặp một vài khó khăn khi leo cầu thang, đi bộ lên dốc. Mặc dù việc sức mạnh suy giảm có thể do quá trình lão hóa tự nhiên, triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi có thể là dấu hiệu trái tim đang hoạt động kém hiệu quả.
Suy tim xảy ra khi cơ tim bị suy yếu, đủ khả năng để hút và bơm máu như bình thường. Nguyên nhân có thể do các tổn thương thực thể hoặc do các rối loạn chức năng tim. Phổ biến nhất là do các bệnh mạch vành hoặc cơn nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc hở van tim, tăng huyết áp kéo dài, hoặc các bệnh về di truyền cũng có thể gây suy tim.
Triệu chứng cảnh báo suy tim từ sớm
Ở người bị suy tim, trái tim không thể bơm dòng máu giàu oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng, nhưng thường dễ nhầm lẫn với việc cơ thể yếu đi do tuổi tác.
Hội Suy tim Hoa Kỳ đưa ra các dấu hiệu giúp bác sĩ lẫn người bệnh dễ dàng phát hiện nguy cơ suy tim, được viết tắt là F.A.C.E.S:
F (Fatigue): Mệt mỏi
Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mệt nhọc ngay cả khi không làm việc nặng.
A (Activity limitation): Hạn chế hoạt động
Người bị suy tim không thể thực hiện các hoạt động thường ngày như trước. Họ dễ mệt mỏi và khó thở, thở gấp.
C (Congestion): Ứ trệ, sung huyết
Khả năng bơm của tim suy giảm làm máu có thể bị ứ đọng lại trong phổi. Hậu quả là người bệnh có thể bị ho, thở khò khè và khó thở dai dẳng.
E (Edema): Phù hoặc sưng mắt cá chân
Khi tim không đủ sức mạnh để bơm máu tới các cơ quan ở xa, chất lỏng có thể tích tụ gây phù hoặc sưng mắt cá chân, đùi và bụng. Chất lỏng dư thừa có thể gây tăng cân nhanh chóng.
S (Shortness of breath): Khó thở
Chất dịch tích tụ trong phổi có thể khiến quá trình trao đổi khí CO2 và oxy trở nên khó khăn. Không chỉ khó thở khi vận động, người bệnh còn bị khó thở khi nằm.
5 dấu hiệu trên không phải tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim. Tuy nhiên, khi gặp các biểu hiện này, bạn nên sớm đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.
Người bị suy tim cần tránh uống những loại thuốc nào?
Khi được chẩn đoán suy tim, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị để cải thiện triệu chứng. Bác sĩ còn hướng dẫn người bệnh thực hiện điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch, vận động, nghỉ ngơi phù hợp.
Do phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, người bệnh cần thận trọng, tránh tự ý kết hợp thuốc gây ra tác dụng phụ không mong muốn:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm này thường gồm thuốc giảm đau như ibuprofen. Chúng làm cơ thể trữ nước và muối, khiến tình trạng suy tim thêm trầm trọng.
- Thuốc chống ợ nóng, thuốc cảm lạnh: Với hàm lượng muối natri cao, thuốc này có thể gây ứ dịch.
- Một số thảo dược chứa cây ma hoàng, nhân sâm, ban âu, trà xanh, cây táo gai, thiên ma (black cohosh) có thể tương tác với thuốc điều trị tim mạch. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
Bình luận của bạn