Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

Uống nhiều rượu bia làm tăng huyết áp, cần thưởng thức ra sao cho an toàn?

Lời khuyên để tránh “quá chén” dịp lễ Tết

Lạm dụng rượu bia gây hại da thế nào?

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang uống rượu bia quá mức

Béo phì, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột trước tuổi 50

Đồ uống có cồn tác động tới huyết áp ra sao?

Người bệnh tăng huyết áp (hay cao huyết áp) thường được bác sĩ khuyến cáo cắt giảm lượng đồ uống có cồn, sử dụng rượu bia ở mức điều độ.

Nghiên cứu năm 2023 phát hiện ra rằng, uống rượu bia quá thường xuyên, vượt quá 30gr cồn mỗi ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh lý cao huyết áp. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, một đơn vị đồ uống có cồn chứa 10gr cồn nguyên chất, tương đương 330ml bia, 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.

Đồ uống có cồn kích thích hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể, làm tăng nhịp tim và gây ra hiện tượng co mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ góp phần dẫn tới những vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng làm suy giảm chức năng của các thụ thể áp lực trong mạch máu (baroreceptor) có nhiệm vụ điều hòa huyết áp.

Rượu bia còn kích thích cơ thể sản sinh adrenaline, khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và kéo theo huyết áp tăng cao.

Đồ uống có cồn không chỉ có tác động phức tạp tới huyết áp, mà mỗi cơ thể lại có phản ứng sinh lý khác biệt khi uống rượu bia. 

Uống bao nhiêu là an toàn với người bị tăng huyết áp?

Đồ uống có cồn dù là bia hay rượu vang đều có tác động tiêu cực tới huyết áp nếu uống quá thường xuyên

Đồ uống có cồn dù là bia hay rượu vang đều có tác động tiêu cực tới huyết áp nếu uống quá thường xuyên

Theo BS. Louis Morledge – chuyên gia nội khoa tại hệ thống Northwell Health (New York, Mỹ), liều lượng rượu bia an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, tuổi tác, cân nặng, mức độ vận động… “Người bệnh tăng huyết áp tốt nhất nên uống càng ít càng tốt”, BS. Morledge nhận định.

Khuyến cáo chung cho người bệnh tăng huyết áp là nên uống điều độ, không quá 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và 2 đơn vị với nam. Các chuyên gia nhận định, dù là rượu mạnh hay bia đều có ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch giống nhau.

Để giảm thiểu tác hại do đồ uống có cồn, không nên uống rượu bia khi đói hay pha rượu với đồ uống có gas. Thưởng thức rượu bia từ từ, chậm rãi. Đồ uống có cồn có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị như aspirin; Gây tác dụng phụ nguy hiểm như chảy máu dạ dày.

Bên cạnh đó, để ổn định huyết áp, người bệnh còn cần điều chỉnh lối sống, tập thể dục đều đặn kết hợp các biện pháp giải tỏa stress. Chế độ ăn cần cắt giảm muối, tăng cường ăn thực phẩm toàn phần, tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.

 

    

Quỳnh Trang (Theo VerywellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch