- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Cân bằng điện giải sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim một cách tự nhiên
Làm việc căng thẳng khiến bạn dễ mắc bệnh tim nguy hiểm này!
Ngoài giảm cân, 6 điều này cũng giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim
Nhịp tim nhanh, hồi hộp, thiếu tự tin có phải bị rối loạn nhịp tim?
Những cách giảm nhịp tim nhanh bạn có thể áp dụng tại nhà
Một vài nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh phổ biến nhất
Caffeine: Tiêu thụ quá nhiều caffeine từ cà phê, trà, soda hoặc chocolate có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh. Do đó, nếu bạn đang rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, hãy bắt đầu cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ ngay lập tức.
Hút thuốc lá: Thuốc lá, thuốc lá điện tử đều có thể chứa nhiều nicotine. Chất kích thích này có thể khiến tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp.
Hút thuốc lá có thể khiến tim đập nhanh, trống ngực
Phụ gia thực phẩm: Một số loại phụ gia thực phẩm trong các loại thực phẩm chế biễn sẵn có thể khiến tim đập nhanh. Các loại phụ gia thực phẩm này bao gồm: Mì chính (monocatri glutamate), nitrat, muối hoặc đường. Nhiều nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều các loại phụ gia thực phẩm có thể gây rối loạn nhịp tim, dẫn tới tử vong ở một số con vật có tiền sử bị nhồi máu cơ tim.
Chất kích thích: Cocaine, amphetamine và các loại chất kích thích khác có thể gây ra nhịp tim nhanh.
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến tim đập nhanh
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc làm thông mũi, thuốc trị hen suyễn, thuốc tránh thai, thuốc điều trị huyết áp, thuốc an thần và thuốc tuyến giáp có thể gây ra tác dụng phụ là nhịp tim nhanh, trống ngực.
Mất cân bằng dinh dưỡng: Mất cân bằng dinh dưỡng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, gây ra tình trạng tim đập nhanh. Chất điện giải là các khoáng chất chịu trách nhiệm điều chỉnh các xung điện trong toàn bộ cơ thể, bao gồm cả xung điện tim. Cụ thể, mất cân bằng calci, magne, kali và natri trong cơ thể có thể gây rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, kali là chất điện giải nhiều người hay thiếu hụt.
Ảnh hưởng của một số bệnh: Một số bệnh có thể gây tim đập nhanh bao gồm: Bệnh động mạch vành, đau tim, suy tim, các vấn đề về van tim và các vấn đề về cơ tim… Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn thường xuyên bị nhịp tim nhanh, trống ngực.
Khắc phục tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng có thể giúp ổn định nhịp tim
Như đã nói ở trên, mất cân bằng dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh. Việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày là biện pháp đơn giản nhất bạn có thể thực hiện để giảm nhịp tim nhanh, trống ngực.
Trong cơ thể, natri và kali thường phải phối hợp với nhau để ổn định nhịp tim. Khi lượng natri tăng cao thì lượng kali sẽ giảm đi và ngược lại. Tuy nhiên, do thói quen ăn nhiều muối (có thành phần chính là natri), ngày càng có nhiều người bị thiếu hụt kali nghiêm trọng.
Trên thực tế, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có tới 98% dân số thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành cần bổ sung 4.700mg kali/ngày. Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ nên chú ý bổ sung kali trong hạnh nhân, chuối, củ dền, bông cải xanh, mầm cải Brussels…
Nếu cân bằng dinh dưỡng vẫn không thể ổn định nhịp tim, bạn nên đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân cụ thể khiến tim đập nhanh, trống ngực, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Sử dụng thảo dược để ổn định nhịp tim
Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất, để giảm và ổn định nhịp tim, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, với thành phần chính là khổ sâm để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, cải thiện lượng máu qua tim, từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa rối loạn nhịp tim.
Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn