Tâm thế là cái tạo ra phong cách sống, đẳng cấp sống và sự nghiệp của mỗi con người (ảnh Giác ngộ)
5 thực phẩm nên hạn chế sử dụng khi bị chảy nước mũi
Căng thẳng ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Nấu món gì để cả tuần vui vẻ, đầm ấm bên mâm cơm gia đình?
Người bệnh đái tháo đường có được ăn măng không?
Tâm: Quả tim, nghĩa rộng là phần tinh thần của con người, ví dụ: tâm linh, tâm hồn, tâm lý, tâm bệnh.
Thế: Tình hình, trạng thái, ví dụ: địa thế, hình thế, thế lực.
Tâm thế là cái tạo ra phong cách sống, đẳng cấp sống và sự nghiệp của mỗi con người. Phong cách con người là tâm thế. Tâm thế là một nhất thể, tâm thế không thể phân chia. Tâm thế vừa là kết quả vừa là khởi nguồn của trí-IQ, thân-BI, tâm-EI. Tâm thế luôn xuất hiện trong trí, thân, tâm. Trí, thân, tâm luôn luôn là thành phần hữu cơ của tâm thế.
Làm chủ được tâm thế, tạo cho mình một phong cách sống đẳng cấp, một sự nghiệp bền vững, hạnh phúc hài hòa chính là quản trị tâm thế - cách mạng đích thực về quản trị con người.
Những người không làm chủ được tâm thế thì thường dễ sa đà, sa ngã trong trí và thân mà thể hiện ra các hành vi vượt quá sự kiểm soát. Nhiều người dễ tin dễ bị điều khiển bởi người khác hoặc những chủ thuyết, đạo giáo. Tin một cách mù quáng cũng tồi tệ không khác gì những kẻ vô đạo!?
Học cách giữ tâm thế của mình luôn cân bằng, tử tế và trong kiểm soát! (Ảnh: Giác ngộ)
Đành rằng trong giai đoạn đầu đời (Sinh), con người cần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống, xã hội thông qua sự thích nghi và trải nghiệm mọi hoạt động sống, học tập, lao động... Nhưng khi đã trưởng thành (Lão), con người ta chợt nhận ra rằng, nhiều việc có thể được giải quyết dễ dàng nếu có một tâm thế tốt trước mọi hiện tượng và sự việc.
Trong khi suy nghĩ và hành động, nếu ta luôn dùng tâm để giám sát chúng thì chúng sẽ luôn ở trong vòng kiểm soát. Giống như ngọn lửa nến hay đèn dầu có thể lay động trước gió nhưng cái gốc lửa, hay còn gọi là tâm đèn, chấm sáng vẫn không lay chuyển. Hoặc như cây tre trước giông bão, nếu nó cứ cương cứng thì chắc chắn nó sẽ gãy, đổ?
Rất nhiều tấm gương và câu chuyện về đắc nhân tâm dạy ta trở thành người tử tế, người tốt. Nhưng làm bao nhiêu chuyện tốt cho đủ, vì thế tôi lại thích quyển Thất nhân tâm của nhà xuất bản Đồng Tháp hơn, vì nó khuyên người ta cách tránh nghĩ xấu, làm xấu để không để lại các hậu quả thất nhân tâm. Nếu ta làm được 10 điều tốt theo đắc nhân tâm, nhưng chỉ một lần làm điều xấu, việc ác thì mọi công quả, công đức đều biến mất?
Vậy hãy học cách giữ tâm thế của mình luôn cân bằng, tử tế và trong kiểm soát!
Thế mới có thơ rằng:
Đời người không khỏi lúc bon chen
Tự hỏi làm sao tránh nhỏ nhen
Độ lượng thành người luôn ngốc nghếch
Vị tha hóa kẻ suốt ươn hèn?
Xem kìa Di Lặc phô hoan hỉ
Ngó đó Thích Ca phớt ghét ghen
Sắc sắc không không như ngọn nến
Như gương, bất động mỗi tâm đèn!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết
Bình luận của bạn