- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Ăn uống đa dạng, cân bằng giúp trẻ khỏe mạnh hơn mỗi ngày
10 thói quen của những đứa trẻ khỏe mạnh
6 tư thế yoga giúp bé yêu luôn khỏe
Trò chơi ngoài trời giúp trẻ khoẻ mạnh khi trời lạnh
Hiểu con, hiểu từ hơi thở!
1. Ăn vui vẻ cùng gia đình
Nếu có thể, cố gắng để cả gia đình ăn cơm cùng nhau. Hãy cho trẻ thưởng thức món ăn như mọi người khác, miễn là món ăn đó không thêm muối hoặc đường. Cho bé thấy bạn đang ăn ngon lành thế nào, bé có thể cũng bị cám dỗ.
Cho bé tự bốc ăn cũng tốt, để bé tự quyết định những gì mình ăn. Khen ngợi trẻ khi trẻ ăn ngon miệng hoặc thử ăn món mới.
2. Hãy để trẻ tự quyết định lượng ăn
Hãy cho trẻ ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, nhưng đừng mong bé ăn hết mọi thứ. Điều quan trọng là tập trung vào những gì bé đã ăn trong suốt 1 tuần lễ hơn là xem bé đã ăn gì trong một bữa.
Hãy cho trẻ tự quyết định những gì bé ăn sẽ giúp bé ăn uống tốt hơn
Gây áp lực bắt bé ăn thực sự phản tác dụng, bởi nó sẽ làm cho bữa ăn thêm căng thẳng. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ ăn tất cả mọi thứ trong vòng nửa tiếng. Sau thời gian này, bạn hãy dọn bát đi và đừng bình luận gì.
3. Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính mỗi ngày
Bốn nhóm thực phẩm chính cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển và khỏe mạnh. Đó là:
- Trái cây và rau.
- Tinh bột, ngũ cốc như bánh mì, cháo, mì ống.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua.
- Protein như thịt, cá, trứng và đậu.
4. Tạo thói quen ăn uống
Cho trẻ mới biết đi, trẻ nhỏ ăn 3 bữa mỗi ngày cộng với 2 hoặc 3 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng. Dạ dày của bé vẫn còn nhỏ, vì vậy, bé không thể ăn nhiều trong một bữa. Đó là lý do tại sao bữa ăn nhẹ lại quan trọng với bé.
5. Cho trẻ uống đủ nước, sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ (cùng với ăn các thực phẩm khác) cho đến khi bé 2 tuổi hoặc hơn. Nhưng tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn quyết định cai sữa cho bé sớm, bạn có thể cho bé uống sữa bò. Nếu bạn cho trẻ uống sữa bò, hãy chọn loại không tách béo cho đến khi bé được 5 tuổi.
Không cho trẻ uống nước trái cây giữa các bữa ăn vì điều này làm hỏng răng của trẻ. Thay vào đó, bạn có thể pha loãng (10 phần nước - 1 phần nước ép) và cho bé uống cùng với bữa ăn.
6. Bổ sung vitamin A, C và D mỗi ngày
Bạn có thể bổ sung vitamin cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Không phải là một loại vitamin tổng hợp nhưng phải chứa vitamin A, C và D.
7. Tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ
Một số trẻ ăn hầu như tất cả mọi thứ, trong khi những trẻ khác thì kén ăn hơn. Có thể trẻ thích ăn từng món riêng biệt hoặc trộn lẫn. Dù bé thích kiểu nào, hãy tôn trọng bé, cuộc sống của bạn và bé sẽ "dễ thở" hơn.
8. Khen thưởng
Khi trẻ ăn uống tốt, hãy khen ngợi trẻ. Không sử dụng món tráng miệng như một phần thưởng cho việc ăn uống. Điều này làm cho các loại đồ ngọt trông hấp dẫn hơn. Tương tự như vậy, không lấy đồ ăn hoặc thức uống như là một phần thưởng cho việc làm nào đó, hoặc sử dụng chúng như là một cách để an ủi bé. Điều này có thể khuyến khích những thói quen ăn uống không lành mạnh.
Thay vào đó, nếu phần thưởng là bạn chơi một trò chơi yêu thích hoặc đọc sách cùng với bé, bé sẽ thấy thích thú hơn.
9. Hạn chế các loại thực phẩm nhất định
Một số thực phẩm chứa rất nhiều calo, nhưng không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Những món như vậy có thể làm bé no, không muốn ăn những thực phẩm lành mạnh và có thể tăng cân quá mức. Bạn nên hạn chế những thực phẩm như: Món chiên rán; Khoai tây chiên; Đồ ăn nhẹ chế biến sẵn; Bánh ngọt, bánh bích quy.
Không cho trẻ uống đồ uống có gas hoặc siro trái cây có cho thêm đường. Ngay cả với đồ uống ít đường hoặc không đường cũng không có chứa nhiều dinh dưỡng. Bạn cũng nên loại trà và cà phê ra khỏi thực đơn, vì caffeine không tốt cho trẻ.
10. Khuyến khích trẻ vận động
Hãy cố gắng khuyến khích trẻ có nhiều hoạt động thể lực vừa và mạnh ít nhất 1 giờ/ngày. Tất cả các hoạt động được tính là tập thể dục, bao gồm đi bộ, chạy bộ và nhảy nhót. Hầu hết trẻ mới biết đi đều vận động một cách tự nhiên và sẽ thích chạy nếu có cơ hội.
Hạn chế thời gian trẻ nhìn vào màn hình, như máy tính, máy tính bảng, TV không quá 2 giờ/ngày.
Bình luận của bạn