12 thói quen hầu như ai cũng gặp phải khiến da dễ bị cháy nắng

Chống nắng mùa Hè để ngăn ngừa nguy cơ ung thư da!

Làm gì khi da bị cháy nắng sau đi biển?

Nắng nóng kéo dài: Ăn gì để không bị cháy nắng?

Không chỉ cháy nắng, phơi nắng Hè nhiều còn gây hại khủng khiếp hơn bạn tưởng

Làm sao để hồi phục làn da bị cháy nắng?

Những thói quen thường gặp khiến da dễ bị cháy nắng:

Một số sản phẩm chăm sóc da

TS. Alok Vij - một bác sỹ da liễu tại Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn trứng cá hoạt động bằng cách làm mỏng lớp biểu bì của da hoặc điều hòa sản xuất melanin (một sắc tố tự nhiên đóng vai trò như một rào cản bảo vệ chống nắng).

Đọc kỹ thành phần của các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da trước khi sử dụng

Sử dụng các sản phẩm có chứa retinol hoặc vitamin A, glycolic, acid salicylic hoặc hydroquinone có thể khiến da của bạn dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn.

Nước hoa

Một số loại nước hoa có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là các loại nước hoa có thành phần hoa oải hương, tuyết tùng, hương thảo, cam bergamot và gỗ đàn hương cũng như nhiều hóa chất khác. TS.BS. Sonia Batra, đồng thời là host của chương trình truyền nổi tiếng của Mỹ The Doctors cho biết, khi nước hoa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng có thể gây kích ứng da và viêm tăng sắc tố da (hyperpigmentation).

“Một số loại thuốc uống điều trị mụn trứng cá, chẳng hạn như Isotretinoin, có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng ở một số người”, TS. Batra cho hay, “Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm và thuốc chống viêm cũng được biết là gây ra sự nhạy cảm với ánh nắng cao”. Vì vậy, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế về loại thuốc trị bệnh của mình liệu có cần phải yêu cầu tăng các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay không.

Xe hơi hoặc chỗ ngỗi làm việc

Có hai loại tia UV là UVB và UVA. Tia UVB có thể bị chặn bởi kính cửa sổ, trong khi đó, tia UVA có thể xuyên qua các lớp kính và ảnh hưởng tới làn da của bạn.

Ngồi sát cửa sổ hoặc ngồi nhiều trên xe hơi cũng làm bạn có nguy cơ cháy nắng cao

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày đặc biệt quan trọng nếu bạn dành nhiều thời gian trong xe hơi hoặc ngồi gần cửa sổ.

Chế độ ăn uống

Sự thiếu hụt niacin (vitamin B3) có liên quan đến sự nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bạn nên ăn nhiều thịt, nấm, đậu phộng và các loại ngũ cốc để bổ sung thêm loại vitamin này. Mặt khác, các loại thực phẩm như cần tây, mùi tây, chanh ta… có chứa một hợp chất quang hợp có thể gây ra các phản ứng giống như cháy nắng, vì vậy bạn nên tránh tiêu thụ chúng ngay trước khi ra nắng.



Hệ miễn dịch bị suy yếu

Theo TS. Andrew Alexis (Mỹ), các vấn đề về hệ miễn dịch (như bệnh lupus, vẩy nến, thấp khớp, HIV…) hoặc phương pháp điều trị ức chế hệ thống miễn dịch (như hóa trị) khiến bạn có nguy cơ bị ung thư da và tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn.

Cần chống nắng toàn diện khi bạn gặp các vấn đề về da

Không đề phòng thời tiết

Bạn vẫn có thể bị cháy nắng vào một ngày mát mẻ, nhiều mây hoặc thậm chí là mùa Đông. Vào những ngày râm mát, nhiều người có xu hướng không sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, có tới 80% tia UV của mặt trời vẫn có thể đi qua các đám mây và gây hại cho da của bạn. Tốt nhất, bạn nên thoa kem chống nắng mỗi ngày, kể cả vào ngày nhiều mây hay mùa Đông.

Không thoa lại kem chống nắng

Bạn nên thoa lại kem chống nắng sau khi bơi lội hoặc đổ mồ hôi, và cứ sau mỗi 2 giờ.

Sử dụng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn và nên áp dụng trên khắp cơ thể

Thoa kem chống nắng ngay trước khi ra nắng

Bạn nên áp dụng kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài trời để nó có đủ thời gian thấm sâu vào da và phát huy tác dụng chống nắng. Dù đã sử dụng kem chống nắng, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp chống năng khác như: Đội mũ vành rộng hay che ô, mặc quần áo dài và sáng màu...

Không đeo kính râm

Đôi mắt của bạn có thể bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi bạn đang ở hồ bơi hoặc bãi biển. Theo TS. Vij, ánh nắng ở những nơi có bề mặt nước làm tăng gấp đôi số lượng tia UV tiếp xúc với đôi mắt của bạn.

Bạn nên đeo kính râm chất lượng khi ra ngoài nắng

Không chống nắng cho môi

Theo TS. Batra, da môi rất mỏng nên có thể dễ dàng bị cháy nắng và đặc biệt dễ bị khô, nhăn. Vì vậy, hãy sử dụng son dưỡng môi có SPF > 15.

Tẩy tế bào da chết vào buổi sáng

Tẩy da chết vào buổi tối là sự lựa chọn sáng suốt hơn cả. Bởi lẽ, nếu tẩy da chết vào buổi sáng, làn da sẽ yếu đi và không thể tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp