3 sai lầm trong dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" số 1 ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Làm thế nào để kiểm soát nồng độ acid uric ở người bệnh gout?

Có bao nhiêu calo trong một chiếc cheeseburger mà bạn hay ăn?

Podcast: Sử dụng cơm nguội cần lưu ý điều gì?

Chỉ số đường huyết an toàn cho người bệnh đái tháo đường bị suy thận

Bác Trương (51 tuổi) có tiền sử tăng huyết áp đã 5 năm, dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Hôm đó, đi siêu thị, bác Trương mua về mấy quả bưởi, cả nhà quây quần xem tivi thì mang bưởi ra bổ, mọi người cùng ăn. Chỉ là, ăn xong được một múi, bác Trương cảm thấy đau nhói ở ngực, khó thở, nên cả nhà vội đưa bác đi cấp cứu. May mắn, bác Trương được cứu thoát khỏi cửa tử. Hỏi ra mới biết, lâu nay huyết áp ổn định, nên bác giảm liều thuốc huyết áp, lúc nào huyết áp lên mới uống.

Theo các bác sỹ, tình trạng bỏ thuốc, tự ý giảm liều và dùng kèm các loại thực phẩm có tương tác với thuốc huyết áp là thường gặp. 

Có 3 sai lầm trong sử dụng thuốc huyết áp mà người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý.

1. Tự ý dừng/thay đổi liều lượng thuốc

Đây là sai lầm thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Uống thuốc ngắt quãng hoặc dừng thuốc: Một số bệnh nhân cao huyết áp cho rằng thuốc có độc nên sau khi uống thuốc hạ huyết áp, họ thấy huyết áp giảm xuống mức ổn định, cho rằng bệnh đã khỏi và có thể ngừng dùng thuốc. Nhưng trên thực tế, huyết áp sau khi hết thuốc sẽ cao trở lại, việc sử dụng thuốc không liên tục dễ khiến huyết áp dao động, gây tổn thương tim, não, thận và các cơ quan khác.

Tự ý thay đổi thuốc: Một số bệnh nhân thấy uống thuốc không thấy có tác dụng gì nên cho rằng thuốc đó không phù hợp với mình và xin bác sĩ đổi thuốc hoặc tự mình đổi thuốc. Trên thực tế, hầu hết các thuốc hạ huyết áp tác dụng kéo dài cần phải uống liên tục trong 2-4 tuần mới có hiệu quả, việc tự ý thay đổi thuốc sẽ làm chậm tình trạng bệnh và gây bất lợi cho việc ổn định huyết áp.

Một số bệnh nhân nghe nói thuốc hạ huyết áp người khác uống có tác dụng nên muốn thử các loại thuốc khác nhau, tuy nhiên mỗi người mắc các bệnh khác nhau, thuốc hạ huyết áp cũng khác nhau ở mỗi người và cần phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Thuốc huyết áp phải dùng lâu dài mới có hiệu quả

Thuốc huyết áp phải dùng lâu dài mới có hiệu quả

Không dùng thuốc nếu không có triệu chứng: Huyết áp tăng cao có thể gây đau đầu, chóng mặt, choáng váng và các cảm giác khó chịu khác, nhưng một số bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng do bệnh kéo dài và khả năng chịu đựng của cơ thể cao. Tuy nhiên, việc không có triệu chứng tăng huyết áp không có nghĩa là tăng huyết áp không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu không chú ý kiểm soát thì sẽ quá muộn, một khi xảy ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não.

2. Uống thuốc không đúng thời gian

Tăng huyết áp cũng có nhịp sinh học, vậy uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Dù là người khỏe mạnh hay bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, 4 giờ chiều đến 8 giờ tối, đạt giá trị thấp nhất vào lúc nửa đêm. Vì vậy, 6 giờ và 4 giờ sáng đều là khoảng thời gian có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não cao.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân cần dùng thuốc hạ huyết áp mỗi ngày một lần thì nên dùng thuốc vào khoảng 7 giờ sáng. Nếu cần dùng thuốc hạ huyết áp ngày 2 lần thì nên chọn hai khoảng thời gian: 7h và 16h. Cố gắng tránh dùng trước khi đi ngủ để tránh tình trạng huyết áp thấp về đêm có thể gây ra các biến chứng như đông máu, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

3. Thuốc hạ huyết áp có chống chỉ định với những thực phẩm này

Ngoài việc uống thuốc đều đặn, người bệnh tăng huyết áp cũng nên chú ý đến những thực phẩm trong đời sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là những thực phẩm sau, tránh dùng chung với thuốc hạ huyết áp.

Bưởi chứa hợp chất furanocoumarin, có thể ức chế chức năng của một số enzyme chuyển hóa thuốc hạ huyết áp trong ruột, khiến các enzyme này làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc, dẫn đến nồng độ thuốc trong máu tăng lên. Ngoài ra, chất naringenin trong bưởi sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc ở ruột, từ đó cũng làm tăng nồng độ thuốc trong máu, có thể dẫn đến phản ứng sốc.

Trong chuối có kali, là một chất hạ áp, nên người bị tăng huyết áp phải dùng thuốc hạ áp cần tham vấn bác sĩ nếu muốn ăn thêm chuối

Trong chuối có kali, là một chất hạ áp, nên người bị tăng huyết áp phải dùng thuốc hạ áp cần tham vấn bác sĩ nếu muốn ăn thêm chuối

Sữa chứa một lượng lớn tyramine, chất này tích tụ trong cơ thể và dễ gây tăng huyết áp. Thuốc hạ huyết áp ức chế một loại enzyme trong cơ thể phân hủy tyramine, khiến tyramine tích tụ với số lượng lớn và gây rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, nếu uống sữa cùng với thuốc hạ huyết áp, các hạt phân tử của sữa sẽ bị thuốc bao bọc, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Thức ăn nhiều dầu mỡ: Không ăn chất béo sau khi dùng thuốc hạ huyết áp. Những thực phẩm như thịt mỡ chứa nhiều năng lượng, chứa nhiều chất béo và calo, dễ khiến cholesterol tăng cao và huyết áp tăng cao.

Chuối có nhiều ion kali giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc hạ huyết áp rồi ăn chuối, thành phần lợi tiểu trong thuốc có thể cản trở quá trình bài tiết kali, làm tăng hàm lượng kali trong cơ thể và dễ gây tê liệt tim.

Rượu có tác dụng làm giãn mạch máu, nếu uống thuốc hạ huyết áp sau khi uống rượu, mạch máu sẽ giãn ra nhiều hơn, lượng máu sẽ giảm nhiều hơn, dẫn đến huyết áp tụt đột ngột, có thể gây hạ huyết áp hoặc ngất xỉu.

 
PV (theo Aboluowang)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi