Tốc độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Cuộc sống bận rộn khiến cho nhiều người không có cả thời gian cho việc ăn uống

Cách ăn uống giúp tóc khỏe đẹp

7 nhóm thực phẩm giúp giữ trái tim khỏe mạnh

3 thay đổi trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát cholesterol cao

Điều gì xảy ra nếu tập thể dục nhưng không ăn uống lành mạnh?

Ăn quá nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Theo Ushakiran Sisodia (chuyên gia về chế độ ăn uống và dinh dưỡng, Bệnh viện Chuyên khoa Nanavati Max Super, Ấn Độ), một trong những hậu quả rõ ràng nhất của thói quen ăn nhanh là tăng cân. Ăn nhanh khiến cơ thể không có đủ thời gian để nhận biết cảm giác no, bạn dễ ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng lượng calorie nạp vào. Thậm chí nhiều người có thể không cảm thấy no dù vừa ăn một bữa thịnh soạn.

Ngoài tác động trực tiếp đến cân nặng, tốc độ ăn uống còn ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa. Những người ăn nhanh thường không nhai kỹ, khiến các enzyme tiêu hóa không được hòa trộn hoàn toàn với thức ăn. Tình trạng này dẫn đến các biểu hiện như đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Jimmy Pathak (chuyên gia tư vấn nội tiết và đái tháo đường, Bệnh viện Max, Vaishali, Ấn Độ) chia sẻ thêm, ăn nhanh sẽ dẫn đến sự chênh lệch lượng glucose sau bữa ăn cao hơn, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn nhanh có thể làm tăng nồng độ các cytokine như IL-1 IL-6, có liên quan đến kháng insulin, do đó có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Lợi ích của ăn uống chậm rãi

Ăn uống chậm rãi giúp kiểm soát đường trong máu tốt hơn, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường

Ăn uống chậm rãi giúp kiểm soát đường trong máu tốt hơn, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường

Theo chuyên gia Sisodia, khoa học hiện đại đã chứng minh được các lợi ích của việc ăn uống chánh niệm và chậm rãi. Khi thức ăn được nhai kỹ, các enzym tiêu hóa có thể hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng hấp thu tốt hơn và ít gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hơn. Ở người bệnh đái tháo đường, ăn chậm đặc biệt có lợi. Với tốc độ nhai chậm rãi, lượng đường được giải phóng ổn định hơn, giúp kiểm soát đường trong máu tốt hơn.

Bác sĩ Pathak cho biết thêm, ăn chậm có thể ảnh hưởng đến các hormone tạo cảm giác no trong đường tiêu hóa (như ghrelin và PYY) giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, chuyên gia Sisodia lưu ý, ăn thức ăn quá chậm dẫn đến nuốt nhiều không khí hơn, điều này có thể làm tăng tình trạng đầy hơi sau bữa ăn. Nhìn chung, tốc độ nhai còn tùy thuộc vào loại thức ăn. Nhai đúng cách để đảm bảo dịch tiêu hóa được hòa quyện tốt, giúp tối đa hóa sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Ăn trong chánh niệm và với tốc độ vừa phải là "chìa khóa" để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ kiểm soát cân nặng đến cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

 
Nguyễn Thanh (Theo The Indian Express)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa