4 cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường chia sẻ cách giảm tiểu đêm, ngứa da

Nhũ hóa - Phụ gia thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Làm sao để sớm cải thiện giảm sinh lý do đái tháo đường?

Bạn có thể làm gì để “đảo ngược” tình trạng kháng insulin?

Theo báo cáo của tổ chức Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) Vương quốc Anh, số ca mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở độ tuổi dưới 40 tăng 39%. Chế độ ăn uống kém và béo phì đang được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca bệnh.

Đái tháo đường được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh không có triệu chứng cụ thể cho đến khi phát triển đến giai đoạn nặng. Đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ…

Tin tốt là sự thay đổi tích cực trong lối sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Và dưới đây là một số gợi ý đơn giản bạn có thể thực hiện:

Giữ chỉ số BMI dưới 22

BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể) là chỉ số cân nặng, dùng để tính mức độ béo hay gầy của một người trưởng thành. Công thức tính chỉ số BMI = Trọng lượng cơ thể/(chiều cao x 2).

Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Carrie Ruxton cho biết: “Tại Anh có đến hơn 2/3 số người trưởng thành thừa cân quá mức. Các nghiên cứu cho thấy người béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 80 lần so với người có chỉ số BMI dưới 22. Vì vậy, bạn nên ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để đảm bảo chỉ số BMI luôn ở mức khỏe mạnh”.

Tăng cường thể lực

Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với sức khỏe tổng thể. Trong một báo cáo của Tạp chí thế giới về Bệnh đái tháo đường cho thấy, mặc dù tập thể dục cường độ cao là cách tốt nhất để giảm nguy cơ, nhưng thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xuống khoảng một nửa. Bạn nên kết hợp giữa các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… và rèn luyện sức mạnh (nâng tạ, rèn luyện sức đề kháng) để có thể lực tối ưu.

Duy trì lượng đường trong máu

Chuyên gia dinh dưỡng Carrie Ruxton cho biết, giữ cho lượng đường trong máu khỏe mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2.

Tea Advisory Panel (TAP - nhóm chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng và chế độ ăn uống của Anh) cho biết, uống trà đen hoặc trà xanh hàng ngày có thể giúp tăng cường hấp thụ polyphenol - hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học tự nhiên, giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm viêm.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn và nên ăn thực phẩm ít đường, giàu protein như các loại hạt, sữa chua, chocolate đen…

Ăn nhiều chất xơ

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy, ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo TS. BS người Anh Gill Jenkins, chất xơ được tìm thấy trong bánh mì nguyên hạt, mì ống, yến mạch, đậu, rau và trái cây. Bạn nên bổ sung khoảng 30gr chất xơ mỗi ngày. Điều đáng báo động là lượng tiêu thụ chất xơ của người dân tại Anh chưa bằng một nửa khuyến cáo.

 
Lê Tuyết (Theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp