- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, cứ âm thầm ảnh hưởng tới cơ thể
Bạn có thể làm gì để “đảo ngược” tình trạng kháng insulin?
Làm sao để sớm cải thiện giảm sinh lý do đái tháo đường?
Bệnh viện nào ở miền Bắc tiêm nội nhãn võng mạc đái tháo đường?
Cách phòng và trị biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường và những biến chứng khó chịu về đêm
Từng là một vận động viên bơi lội, chú Dương Đức Sáu luôn tự tin về sức khỏe của mình. Cứ nghĩ có thể yên ổn sống những năm tháng tuổi già bên con cháu, không ngờ việc nhận chẩn đoán đái tháo đường khiến cuộc sống của chú dần bị đảo lộn.
“Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, cứ âm thầm đi vào cơ thể. Chính ra tôi vô tình phát hiện mình mắc đái tháo đường trong một lần đi khám do bị áp xe gan. Năm 2013, tôi đi khám sức khỏe ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ làm siêu âm, thử máu về gan rồi vô tình phát hiện tôi bị đái tháo đường”, chú Sáu chia sẻ.
Sau khi phát hiện bị đái tháo đường, chú Sáu vẫn khá chủ quan vì xung quanh có nhiều người cũng mắc bệnh mà vẫn sống khỏe mạnh. Do đó, chú không suy nghĩ gì nhiều mà vẫn duy trì lối sinh hoạt cũ.
“Lúc mới nhận chẩn đoán tôi cũng lo lắng đấy, nhưng sau cũng chủ quan, nghĩ giờ đầy người bị đái tháo đường mà vẫn khỏe mạnh. Thế nên tôi vẫn ăn uống bình thường, ngày nào cũng uống 1 chén rượu. Tôi cũng chỉ kiêng mỗi đường trắng, chứ các loại hoa quả ngọt tôi vẫn ăn thoải mái”, chú Sáu nhớ lại.
Chính vì tâm lý chủ quan với bệnh đái tháo đường, không nắm rõ được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra khiến sức khỏe của chú Sáu ngày càng tệ đi. Sau một thời gian không kiểm soát đường huyết, chú bắt đầu gặp phải các biểu hiện như châm chích, ngứa ngáy dưới da. Hàng đêm, chú phải dậy tới 4 - 5 lần để đi tiểu. Việc không có được một giấc ngủ ngon khiến cơ thể chú ngày càng mệt mỏi, suy kiệt.
Hành trình học cách kiểm soát bệnh đái tháo đường
Trong một lần đi khám tại Bệnh viện Quân y 109 (ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), chú Sáu được bác sĩ tư vấn về dùng thuốc Tây y để hạ và ổn định đường huyết. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên chú nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược như câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu… để phòng các biến chứng không mong muốn lên tim mạch và thần kinh.
Sau khi nghe bác sĩ tư vấn, chú Sáu mới chợt nhận ra trước đây mình đã kiểm soát bệnh không tốt. Việc điều trị đái tháo đường cần kết hợp cả thuốc Tây, thay đổi lối sống lành mạnh, cũng như nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược mới đỡ được.
Kiên trì với hướng điều trị mới, chỉ sau 2 tháng, chú Sáu vui mừng thấy các triệu chứng của mình dần được cải thiện hơn. “Cái đầu tiên tôi nhận thấy là tình trạng tiểu đêm giảm hẳn. Nhờ đó mà tôi ngủ ngon giấc hơn, có thể ngủ một mạch đến sáng. Thêm một thời gian nữa, tôi nhận thấy tình trạng tê bì, ngứa ngáy, khó chịu dưới da không còn nữa. Sướng nhất khi lái xe không còn phải vội vàng tấp vào lề đường để gãi ngứa chân”.
Khi đi khám sức khỏe định kỳ, các chỉ số đường huyết của chú Sáu đã giảm dần, từ 10,3mmol/L xuống còn 9,17mmol/L, rồi xuống còn 8,5mmol/L trong vòng 2 tháng.
Chính bác sĩ tại phòng khám, người thường xuyên theo dõi sức khỏe cho chú Sáu cũng thấy bất ngờ. “Bác sĩ có nói tôi cứ tiếp tục dùng thuốc và sản phẩm hỗ trợ như bây giờ, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt như hiện tại. Dần dần, nếu đường huyết giảm về ngưỡng an toàn, thậm chí tôi có thể bỏ được cả thuốc Tây”, chú Sáu hào hứng chia sẻ.
Vi Bùi
Lưu ý: Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết, ảnh khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của tạp chí.
Bình luận của bạn