Tuổi trung niên nên "biết lo" mỡ máu
Bắt “thủ phạm” làm tăng... mỡ máu
Bị đái tháo đường có nên dùng thuốc hạ mỡ máu?
5 nguyên tắc ăn uống với bệnh mỡ máu cao
1. Trà trắng
Trà trắng có bốn cách giúp tan mỡ. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa, loại trà này ngăn chặn sự sản sinh các tế bào mỡ mới, đồng thời thúc đẩy lipolysis, quá trình cơ thể phá vỡ các chất béo được lưu trữ.
Các nhà khoa học còn thấy rằng trà rất giàu catechins - chất chống oxy hóa giúp giải phóng chất béo từ tế bào và đẩy nhanh hoạt động của gan để chuyển chất béo thành năng lượng.
2. Trà dã nhân sâm barberry
Loại trà này được chiết xuất từ quả và vỏ rễ của loài cây dã nhân sâm barberry, có chứa berberine – một loại chất tự nhiên chuyển hóa chất béo mạnh mẽ. Một nghiên cứu cho thấy rằng berberine có thể phòng chống tăng cân và sự phát triển kháng insulin ở chuột thí nghiệm có chế độ ăn nhiều chất béo.
Loài cây này còn có thể thúc đẩy tiêu hao năng lượng và giúp làm giảm số lượng các thụ thể trên bề mặt của các tế bào mỡ, làm cho chúng ít hấp thu vào hơn.
3. Trà Rooibos
Loại trà này làm từ lá của cây Rooibos của Nam Phi. Theo nghiên cứu, polyphenol và flavonoid được tìm thấy trong loài cây này ức chế angiogenesis – hình thành nên các tế bào mỡ mới – khoảng 22%. Chất này còn giúp hỗ trợ chuyển hóa chất béo.
4. Trà Shan tuyết
Loại trà đen được làm từ cây Shan Tuyết ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam này có khả năng làm tan mỡ. Trong một thí nghiệm, chuột được chia thành năm nhóm nhỏ có các chế độ ăn khác nhau trong hai tháng.
Các nhóm được ăn nhiều chất béo và dùng chiết xuất từ trà Phổ Nhĩ với lượng càng cao càng có sự giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong máu (chất béo nguy hiểm trong máu) và ít bị mỡ bụng hơn các nhóm khác.
Bình luận của bạn