5 cách điều trị cho trẻ bị rôm sảy mùa nóng này

Rôm sảy là bệnh ngoài da trẻ thường xuyên mắc phải vào mùa nắng nóng

Phát ban nhiệt ở trẻ em có nguy hiểm?

Trẻ nổi rôm sảy do nắng nóng, mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân và cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa nóng

Đề phòng sốc nhiệt trong mùa Hè

1.       Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Như Lan – Nguyên trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên hiện tượng viêm da, rôm sảy. Trong khi đó, những ngày oi nóng khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn. Nếu không thoát hết, mồ hôi ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín cũng làm da nổi các nốt viêm.

Trẻ em bị rôm sảy thường ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng, nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, hang. Khi trẻ bị rôm sảy, làn da bé sẽ nổi các mụn nước, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ. Thông thường, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ gãi ngứa nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn và hình thành nên những mụn mủ, nhọt.

2.       Các dạng rôm sảy ở trẻ

Thông thường, rôm sảy ở trẻ có 3 dạng gồm dạng tinh thể, dạng sảy đỏ và dạng sảy sâu. Dù là dạng rôm sảy nào cũng gây nên những khó chịu nhất định cho bé.

- Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là thể nhẹ nhất của rôm sảy. Dấu hiệu là những mụn nước trắng trong li ti dễ vỡ nếu bị ma sát nhẹ với quần áo. Rôm sảy dạng này không gây ngứa rát cho bé và có xu hướng biến mất nhanh.

Rôm sảy tinh thể mọc trên bờ vai của bé

- Rôm sảy đỏ: Thời tiết nóng ẩm cộng với việc bé bị rôm sảy tinh thể lâu ngày sẽ xuất hiện rôm sảy đỏ. Khi đó, các nốt sẩn đỏ trên da xuất hiện nhiều hơn gây ngứa ngáy, nóng rát khiến bé thường quấy khóc, ngủ không yên.

Hình ảnh rôm sảy đỏ trên lưng bé

- Rôm sảy sâu: Đây là dạng nặng nhất với biểu hiện là những khối mụn nổi lên rõ rệt đỏ hoặc trắng đậm và có thể có mủ. Loại rôm sảy này thường không gây ngứa nhưng người bệnh có thể bị kiệt sức do nóng và sốt nếu phát ban trên vùng da rộng.

Rôm sảy sâu thường có khối mụn nổi lên rõ rệt

3. Các cách điều trị rôm sảy hiệu quả

3.1 Trị rôm sảy bằng các bài thuốc dân gian

Để trị rôm sảy cho bé, mẹ có thể sử dụng các loại nước thanh nhiệt, giải độc từ bột sắn dây, nước chanh, rau má,… Đây đều là những thức uống mát, lành tính không chỉ giúp trẻ giảm nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu mà còn giúp bổ sung nước, cung cấp các vitamin cần thiết cho trẻ trong những ngày hè.

3.2 Tắm cho trẻ bằng các loại lá

Đây cũng là cách được nhiều mẹ lựa chọn và áp dụng. Mẹ có thể tắm cho con bằng các loại lá kinh giới, lá khế, lá sài đất,… Các loại lá này đều lành tính và mát da con giúp giảm nhanh triệu chứng rôm sảy. Tuy nhiên, chúng có thể chứa tạp chất, vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ gây nhiễm khuẩn, kích ứng da cho trẻ. Vì vậy, khi tắm cho trẻ bằng những loại lá này, cha mẹ nên chú ý và lựa chọn kỹ để đảm bảo đó là những nguyên liệu an toàn.

3.3 Kem bôi cho trẻ bị rôm sảy

Đây là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng bởi độ an toàn và tiện dụng. Đa phần các mẹ thường lựa chọn sản phẩm thành phần thiên nhiên như Kem EmBé để thoa các nốt rôm sảy cho con.

Kem EmBé được hàng ngàn bà mẹ tin dùng vì hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị rôm sảy cho con

Trong Kem EmBé chứa bộ đôi thành phần thảo dược Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã chuyên biệt cho làn da trẻ nhỏ giúp hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa nhanh chóng. Đồng thời có khả năng dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.

CTV Hội Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ