Phát ban nhiệt ở trẻ em có nguy hiểm?

Phát ban nhiệt ở trẻ em chủ yếu do thời tiết nóng bức, mồ hôi quá nhiều

Sốt phát ban và sởi ở trẻ em khác nhau thế nào?

Trẻ bị phát ban sau khi sốt có nguy hiểm?

Coi chừng phát ban, nổi mẩn… đánh lừa

Đừng coi thường khi bị ngứa da, nổi mẩn, phát ban!

Nguyên nhân gây phát ban nhiệt ở trẻ em

Phát ban nhiệt xảy ra do mồ hôi trên da quá nhiều, có thể ngăn chặn các tuyến mồ hôi, gây nổi ban, rôm sảy.

- Thời tiết nóng bức là nguyên nhân hàng đầu gây phát ban nhiệt. Thời tiết nóng khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ phát ban nhiệt. 

- Độ ẩm cao cũng dẫn đến đổ mồ hôi, làm chậm quá trình bốc hơi mồ hôi và khiến mồ hôi ở lại trên da lâu hơn. 

- Mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo bó sát trong thời tiết ấm áp cũng làm toát mồ hôi quá mức và gây phát ban.

- Vui chơi ngoài trời khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều hơn so với khi chơi ở trong nhà. Vận động mạnh cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị phát ban nhiệt. 

- Thuốc mỡ và kem bôi dày trên da có thể ngăn mồ hôi bốc hơi, khiến lỗ chân lông bị bít kín.

Các triệu chứng phát ban nhiệt ở trẻ em 

Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị phát ban nhiệt, hãy kiểm tra xem bé có các triệu chứng sau đây hay không: 

- Các vết ban nhỏ màu hồng nhạt hoặc đỏ nổi trên da. Vết ban xuất hiện ở cổ, ngực - nơi có nhiều mồ hôi tích tụ nhất. Phát ban nhiệt cũng có thể xuất hiện trên trán, dọc theo nếp gấp của da như nách và háng.

- Phát ban khiến trẻ bị ngứa và thường xuyên gãi. 

Phát ban nhiệt không gây ra bất kỳ vấn đề nào ngoài sự khó chịu trên da. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng cần đưa trẻ đi khám để đảm bảo phát ban không phải là triệu chứng của vấn đề gì khác. 

Trẻ bị phát ban khi nào cần đi khám?

Nếu trẻ có các triệu chứng sau kèm theo phát ban niệt, hãy đưa trẻ đi khám: 

- Sốt;
- Nôn mửa và tiêu chảy;
- Chóng mặt, lờ đờ;
- Ăn ít;
- Có mủ trong mụn nước;
- Sưng hạch bạch huyết.

Nếu trẻ bị phát ban kèm theo sốt, vết ban có mủ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay

Điều trị phát ban ở trẻ thế nào? 

Nếu trẻ bị phát ban kèm theo các tình trạng khác, bác sỹ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán, tìm nguyên nhân. Nếu trẻ rất ngứa, bác sỹ có thể kê toa kem hydrocortisone 1% để thoa lên vùng bị phát ban. 

Tuy vậy, hầu hết các trường hợp phát ban nhiệt không cần đi khám và không cần dùng thuốc.

Phòng ngừa phát ban nhiệt ở trẻ

Không mặc cho trẻ quá nhiều quần áo và quá kín: Phát ban nhiệt xảy ra do sự bốc hơi mồ hôi kém. Do đó, hãy mặc cho trẻ quần áo thoáng, được làm từ vải tự nhiên như cotton giúp thấm hút mồ hôi và lưu thông không khí tốt hơn. 

Tắm cho trẻ bằng nước mát mà không có xà bông: Lưu ý là nước đủ mát khi chạm da vào, nhưng không được lạnh vì có thể khiến trẻ ớn lạnh. Tắm nước mát sẽ giúp làm dịu cơn ngứa và cảm giác gai do phát ban nhiệt. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm. 

Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh mát mẻ: Nên dùng quạt, điều hòa nhiệt độ để làm mát căn phòng nếu nhiệt độ trong phòng quá nóng. Giữ nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp ngăn chặn mồ hôi quá nhiều, giảm nguy cơ phát ban nhiệt. 

Lau khô mồ hôi sau khi tập thể dục, đừng để mồ hôi tích tụ trên da quá lâu.

Dùng dusting powder: Đây là loại bột giúp thấm hút chất nhờn và độ ẩm dư thừa trên da. Bạn cần chú ý mua loại bột an toàn và phù hợp với độ tuổi của con bạn. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ