Nguyên nhân và cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa nóng

Trẻ thường bị rôm sảy vào mùa nắng nóng, gây ra mẩn đỏ, ngứa và khó chịu

Trị rôm sảy cho bé bằng nước trà xanh pha muối

Các bố nên biết: Bé bị rôm sảy nên ăn gì?

Bố phải làm gì nếu bé bị rôm sảy khi mẹ vắng nhà?

Phòng tránh rôm sảy cho bé: Chuyện nhỏ!

Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi, nguyên nhân gây ra rôm say là do:

Thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ đọng lại. Mặt khác, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng này sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mạn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).

Trẻ thường bị rôm ở các vùng như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…

Tuy nhiên cũng có những trường hợp do trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.

Có 3 loại rôm sảy thường gặp:

- Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina) thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.

- Rôm đỏ (miliaria rubra) thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.

- Rôm sâu (miliaria profunda) xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.

Cách phòng chống rôm sảy cho trẻ trong mùa nóng không quá khó:

- Mẹ nên mặc quần áo bằng vải mềm, nhẹ, thấm hút tốt vào mùa hè, tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông. Khi trời nắng nóng, có thể dùng điều hòa hoặc quạt thông khí để phòng luôn mát mẻ và thông khí tốt.

- Khi bé đi ra náng, nên thoa cho con một lớp kem chống nắng (loại kem chống nắng dành cho trẻ con). Bố mẹ cũng nên cho con mặc thêm áo chống nắng, đội mũ rộng vành để tránh tác động của tia cực tím. Không nên cho trẻ ra ngoài vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vì đây là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất. Cần tránh cho trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt. 

-  Nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ, cha mẹ không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với trẻ. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá dâu... nhưng cha mẹ cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ của những lá tắm đó, đảm bảo lá tắm không nhiễm hóa chất, vi sinh vật. 

- Cho bé uống nhiều nước và các đồ mát. Có thể cho bé uống sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, cam, chanh... Hạn chế cho bé uống các loại nước có nhiều đường.

- Đặc biệt, khi bị rôm, phản xạ đầu tiên ở bé là gãi để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên việc này có thể gây ra biến chứng cho trẻ như nhiễm khuẩn lan rộng, viêm cầu thận. Vì vậy, khi trẻ bị ngứa, cha mẹ nên xoa nhẹ cho bé.

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ