5 gia vị thai phụ nên tránh

Bà bầu nên tránh một số loại gia vị không tốt cho việc mang thai

6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọ

Đánh bại ung thư bằng... gia vị

Kinh hoàng gia vị thực phẩm "rởm"

Trẻ đẹp hơn với 4 loại gia vị trong nhà bếp

1. Rau răm

Rau răm vốn thường dùng để ăn sống như một loại rau gia vị. Thiếu chúng mùi vị món ăn sẽ kém phần hấp dẫn nhất là những món như bún thang Hà Nội, miến (với thịt vịt/ngan), cháo nấu với trai/hến hoặc trứng vịt lộn. Những món gỏi gà, nộm, bóp của người Huế cũng sẽ mất đi phong vị nếu thiếu rau răm. Nhưng lương y Hồng Minh cho biết, rau răm (thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc có rất nhiều công dụng trong Đông y. Nhưng vì có vị cay, tính ấm, tính thơm hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành) kích thích tử cung có thể làm ra thai nên rau răm kỵ dùng với người có thai. Bà bầu ăn ít (chỉ một vài ngọn) với các thức đi kèm như trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu ăn nhiều, dùng rau răm giã uống hay sắc làm thuốc uống thì rất nguy hiểm.

2. Húng quế

Húng quế (còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế…) thường được ăn kèm với các món nướng, chiên, xào, hay với phở. Toàn cây có chứa tinh dầu (0,02–0,08%), hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Lương y Minh cho biết húng quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm dịu, tác dụng vào kinh đại tràng, kinh vị, kinh phế dùng để giải cảm, cho ra mồ hôi, trị đau dạ dày, ăn không tiêu, thông tiểu tiện, nấu nước làm nước súc miệng chữa đau răng, chống viêm. Húng quế thuộc nhóm thuốc hành khí, hoạt huyết nên không dùng với phụ nữ có thai vì có thể gây động thai.

3. Ngải cứu

Từ lâu trong dân gian và Đông y đã sử dụng ngải cứu như một vị thuốc quý. Nó là thảo dược có tính ôn, ấm, vị cay dùng làm ấm khí huyết, trừ hàn thấp, chữa rong kinh, băng huyết, bế kinh, chữa đau bụng do lạnh, đau bụng động thai, đau đầu.

Tuy tốt cho sức khỏe nhưng trường hợp dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc. Nó khiến thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, co giật chân tay hoặc toàn thân, thậm chí gây tê liệt. Với người bình thường, không có bệnh thì không nên dùng ngải cứu thường xuyên, không dùng làm nước uống thay trà.

Theo lương y Minh thì khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1-2 lần/tuần (mỗi lần vài ngọn) thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung. Tuy nhiên, lương y Minh khuyến cáo rằng, dù không kích thích gây sảy thai nhưng vì nó có tính cay, nóng nên nếu bà bầu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhiệt, có thể dẫn đến hiện tượng thai chết lưu…

4. Gừng

Gừng cũng là gia vị có tính ấm nóng. Hoạt chất gingerol trong gừng có thể làm giãn mỏng mạch máu, tăng hiện tượng máu cục. Gừng cũng có thể làm tăng huyết áp không tốt cho các bà bầu vốn đã bị tăng huyết áp. Nhưng gừng lại có một đặc tính rất lợi là chống nôn ói. Do đó trong giai đoạn đầu thai nghén thai phụ có thể dùng ít để tránh nôn nhưng không tham dùng nhiều. Còn giai đoạn cuối nên tránh dùng.

5. Quế

Quế có vị cay, tính ấm, tác dụng tán hàn, hành huyết, ứ huyết, trực thai chết lưu. Chúng cũng có tác dụng làm thông dương khí, ấm kinh thông mạch. Do đó chúng cũng thích hợp cho phụ nữ mang thai vì có thể gây rong huyết, sảy thai.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp